Loài thú có móng vuốt khỏe đập vỡ băng đá và bốc mùi gấp 4 lần chồn hôi

  •   42
  • 3.657

Hôi kinh dị vậy nhưng trông chúng lại vô cùng dễ thương. Bạn có biết đây là con gì không?

Có lẽ bạn cũng hiểu rằng thế giới này vẫn còn rất nhiều loài vật kỳ lạ ít người biết đến. Không hẳn là vì chúng ít xuất hiện, mà đôi khi là vì ta chẳng mấy khi để ý đến chúng. Ví dụ như 2 con trong hình dưới, bạn biết đó là loài nào không?

Con vật này có tên là Tanmadua.
Con vật này có tên là Tanmadua.

Có lẽ bạn chưa nghe đến tên chúng bao giờ đâu. Hai sinh vật này là Tamandua - một chi trong họ thú ăn kiến (ant eater).

Tamandua là một động vật có vú trong họ Myrmecophagidae, bộ Pilosa. Nói đơn giản hơn, chúng là anh em họ hàng với loài thú ăn kiến khổng lồ (giant ant eater), nhưng có kích cỡ nhỏ hơn.

Tamandua là họ hàng với thú ăn kiến khổng lồ.
Tamandua là họ hàng với thú ăn kiến khổng lồ.

Về cơ bản, 2 loài thú này khá giống nhau: có đuôi và miệng thuôn dài, mắt nhỏ, và một đôi tai vểnh. Lưỡi của chúng rất dài, có thể lên tới 40cm. Tuy nhiên Tamandua nhỏ hơn, lông có màu trắng vàng kèm chỏm lông đen trên thân, và có lông đuôi ngắn hơn.

Cũng giống như người anh em, thức ăn chủ yếu của Tamandua là kiến. Khác ở chỗ, Tamandua có thể trèo cây rất giỏi, tìm kiếm tổ kiến ở trên cao, trong khi thú ăn kiến khổng lồ gần như dành cả đời trên mặt đất.

Tamandua leo cây rất giỏi.
Tamandua leo cây rất giỏi.

Khác gì khỉ?
Khác gì khỉ?

Có lẽ, hiếm loài thú nào có cơ chế tự vệ xuất sắc như Tamandua. Khi sợ hãi điều gì đó chúng sẽ đứng bằng 2 chân sau, chi trước dang rộng nhằm trở nên to lớn hơn. Sau đó tuỳ vào tình hình đối thủ, chúng sẽ có đối sách phù hợp.

Khi tấn công, chúng sẽ sử dụng bộ vuốt sắc cùng cơ tay cực khỏe để... vả vào mồm đối thủ. Nếu bạn chưa biết thì bộ vuốt này có thể đủ khỏe để phá được băng đá.

Móng vuốt của Tanmadua có thể đập vỡ được băng đá.
Móng vuốt của Tanmadua có thể đập vỡ được băng đá.

Còn khi gặp kẻ thù to lớn hơn và bị tiếp cận quá gần, chúng sử dụng "vũ khí sinh học": một luồng dung dịch đặc sệt, bốc mùi sẽ bay thẳng vào mũi kẻ thù. Từ trước đến nay ai cũng nghĩ chồn hôi là bá đạo về khoản này, nhưng sự thật là Tamandua còn hôi hơn gấp 4 lần.

Tưởng tượng chúng giống như lũ chồn hôi, nhưng khủng khiếp hơn gấp 4 lần.
Tưởng tượng chúng giống như lũ chồn hôi, nhưng khủng khiếp hơn gấp 4 lần.

Ngay cả với kẻ thù nhỏ hơn, chúng cũng có đối sách phù hợp. Tamandua sở hữu một bộ lông khá dày cùng làn da rất cứng cáp, ngăn không cho con kiến hay bất kỳ loài bọ nào dám... thái độ khi chúng kiếm ăn.

Lông dày, da cứng, kiến muốn chống lại cũng không được.
Lông dày, da cứng, kiến muốn chống lại cũng không được.

Nhưng xuất sắc là thế, Tamandua vẫn là một trong những loài thú bị liệt vào danh sách đang nguy cấp.

Nguyên nhân là vì tác động từ con người khiến cho môi trường sống của chúng thu hẹp quá nhiều. Hơn nữa, nạn săn bắn quá mức đã đẩy chúng rơi vào tình trạng báo động.

Có một chi tiết khá thú vị về Tamandua và các loài thú ăn kiến nói chung. Đó là vào những năm 1700, hầu hết người châu Âu đều tin rằng thú ăn kiến lưỡng tính. Bởi người ta nói, chúng có 2 bộ phận sinh dục, một nằm ở đúng chỗ, và một chính là cái mõm dài ngoằng của chúng.

Cập nhật: 03/10/2016 Theo Trí Thức Trẻ
  • 42
  • 3.657