Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C

Đây là loài tôm "khó ăn" nhất hành tinh!
  •   3,510
  • 25.705

Các nhà khoa học vừa mới tìm thấy một loài tôm sống ở gần miệng núi lửa cực sâu dưới đáy biển Caribe, nơi nhiệt độ nước có thể lên tới 450 độ C.

Trước giờ, hầu hết chúng ta đều nghĩ rằng mọi thực phẩm chỉ cần qua nhiệt độ 100 độ C là đảm bảo chín và an toàn. Ấy vậy nhưng thế giới muôn màu, có rất nhiều điều bất ngờ vẫn đang ẩn chứa. Điển hình nhất chính là loài tôm "cứng đầu" có tên là tôm mù rimicaris hybisae (tôm núi lửa biển sâu) - một "dũng sĩ" thách thức khả năng của các đầu bếp.

Đến nay, chưa từng có tài liệu nào nhắc đến việc chế biến món tôm này. Nguyên nhân vô cùng bất ngờ, đó là bởi loài tôm này không bị chết ở nhiệt độ 100 độ C, thậm chí đến 450 độ C chúng vẫn có thể sống và bò lổm ngổm.

Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới. Chúng sống ở độ sâu dưới 5.000m, trong một khe nứt dưới đáy biển nơi có một ngọn núi lửa được biết tới với tên gọi là "Khói đen" vẫn đang phun các dòng nước nóng vào đại dương.

Loài tôm này được phát hiện vào khoảng năm 2012 tại vùng núi lửa sâu nhất dưới đáy biển Caribbean - nơi được coi là "nóng nhất hành tinh". Do môi trường tối tăm, hầu hết tôm núi lửa biển sâu đều mù hoàn toàn. Tuy nhiên, một số loài lại sở hữu cơ quan cảm nhận ánh sáng trên lưng, giúp chúng định hướng trong bóng tối.

Tôm Rimicaris hybisae

Tôm Rimicaris hybisae sống trong môi trường có nhiệt độ nước cao gấp 4,5 lần nhiệt độ nước sôi
Tôm Rimicaris hybisae sống trong môi trường có nhiệt độ nước cao gấp 4,5 lần nhiệt độ nước sôi mà không bị nấu chín.

Chịu nhiệt độ cao: Vỏ của tôm núi lửa biển sâu được cấu tạo từ một loại khoáng chất đặc biệt có nhiệt độ nóng chảy cao và ổn định nhiệt, giúp tôm có thể tồn tại trong môi trường nhiệt độ cao. Đồng thời, các tế bào trong tôm còn có khả năng chịu được nhiệt độ cao, giúp chúng thực hiện các hoạt động sinh lý bình thường trong môi trường nhiệt độ cao - chúng có thể tự so sinh tồn môi trường khắc nghiệt lên đến gần 500 độ C, do đó nước sôi không thể làm chín được chúng.

Chịu được áp suất cao: Tôm núi lửa biển sâu có cấu trúc cơ thể nhỏ gọn và cơ bắp phát triển tốt, giúp duy trì sự ổn định của cơ thể trong môi trường áp suất cao. Ngoài ra, màng tế bào ở tôm có độ ổn định cao, giúp duy trì các chức năng sinh lý bình thường trong môi trường áp suất cao.

Khả năng chịu muối cao: Bề mặt bên ngoài của tôm núi lửa biển sâu có một lớp chất nhầy đặc biệt. Lớp chất nhầy này có thể ngăn muối xâm nhập vào cơ thể tôm, từ đó bảo vệ các tế bào trong cơ thể tôm khỏi môi trường muối cao.

Những con tôm Rimicaris hybisae sống thành từng đàn lên đến 2.000 con/m2 xung quanh miệng núi lửa cao 6m với vô số các lỗ thông hơi.

Hàng ngàn con tôm Rimicaris hybisae bám xung quanh các lỗ thông hơi ở miệng núi lửa "Khói đen"
Hàng ngàn con tôm Rimicaris hybisae bám xung quanh các lỗ thông hơi ở miệng núi lửa "Khói đen".

Các lỗ thông hơi này thường phun các chất lỏng nóng, nhiều đồng vào trong lòng đại dương. Các nhà khoa học không đo được nhiệt độ chính xác ở các lỗ thông hơi, nhưng theo ước tính của họ, nhiệt độ nước ở đây có thể nóng hơn 450 độ C.

Mặc dù các nhà khoa học đã khám phá ra nhiều điều về tôm núi lửa biển sâu, nhưng vẫn còn nhiều bí ẩn bao trùm loài sinh vật độc đáo này. Ví dụ, chúng ta vẫn chưa biết chính xác cách thức chúng giao tiếp với nhau hay tuổi thọ của chúng là bao lâu.

Hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản dưới đáy biển có thể đe dọa đến môi trường sống của tôm núi lửa biển sâu, dẫn đến sự suy giảm số lượng hoặc thậm chí tuyệt chủng. Việc bảo vệ môi trường biển sâu là vô cùng quan trọng để duy trì sự đa dạng sinh học và đảm bảo sự phát triển bền vững của hệ sinh thái đại dương.

Cập nhật: 03/07/2024 Tổng Hợp
  • 3,510
  • 25.705