NASA chụp được “quái vật” khủng khiếp nhất vũ trụ, nuốt cả cụm thiên hà

  •   3,52
  • 832

Đài quan sát tia X Chandra của NASA đã bắt được một "chiếc đuôi" rực rỡ dài 1,5 triệu năm ánh sáng, tiết lộ cú "ợ hơi" của thứ được mô tả là "cụm thiên hà lớn khủng khiếp".

Hình ảnh rực rỡ về "quái vật" Coma được quan sát bởi Kính viễn vọng XMM-Newton
Hình ảnh rực rỡ về "quái vật" Coma được quan sát bởi Kính viễn vọng XMM-Newton của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) và Chandra của NASA - (Ảnh: ESA/NASA).

Theo tờ Space, các quan sát mới nhất của Chandra và một số kính viễn vọng khác không những chứng minh "chiếc đuôi" 1,5 triệu năm ánh sáng nói trên phá mọi kỷ lục, mà còn tiết lộ cách một tập hợp thiên hà "quái vật" có thể phát triển - bằng sự phàm ăn đến kinh ngạc.

"Quái vật" mà NASA mô tả là to khủng khiếp được gọi là Cụm Coma, nằm cách Trái đất khoảng 340 triệu năm ánh sáng và là một trong những cụm thiên hà lớn nhất mà nhân loại từng khám phá.

Nó chứa ít nhất 1.000 thiên hà riêng lẻ, phát triển đều đặn khi một nhóm thiên hà khác, được gọi là NGC 4839, đang rơi vào nó với tốc độ khoảng 4,8 triệu km/giờ, tức gấp 4.000 lần tốc độ âm thanh.

NGC 4839 không phải thứ bé nhỏ, nó chứa khoảng 50 thiên hà riêng lẻ. Tuy vậy nó vẫn không cách nào cưỡng lại lực hấp dẫn từ Cụm Coma quá lớn bên cạnh.

Cụm Coma đang bắt đầu bữa ăn bằng cách tước bỏ lớp vỏ khí của NGC 4839 bằng chính khí nóng dồi dào hơn của nó, tạo ra dòng phản lực khổng lồ  là chiếc đuôi nóng bỏng mà Chandra đã của NASA đã nắm bắt được.

Trong tương lai, ngọn lửa hình chiếc đuôi dài này cũng sẽ bị trộn lẫn vào bể chứa khí khổng lồ của Coma và nguội đi đến mức không nhìn thấy được.

Cập nhật: 10/06/2023 NLĐ
  • 3,52
  • 832