Một nghiên cứu trên loài chồn sương, mẫu động vật tốt nhất để nghiên cứu bệnh cúm của con người, cho thấy virus cúm có thể lây truyền qua không khí bằng con đường hít thở thông thường.
Thông thường, virus cúm được truyền theo những chất nhầy khi một người ho hay hắt hơi. Tuy nhiên nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học cho thấy rằng virus cúm có thể được truyền trong không khí trước khi bất kì triệu chứng cúm nào được thể hiện.
Những kết quả được lấy từ một nghiên cứu trên loài chồn sương ủng hộ nghiên cứu trước đó cho thấy rằng virus có thể được truyền trong không khí qua con đường hít thở thông thường.
Trưởng nhóm nghiên cứu, giáo sư Wendy Barclay từ trường Đại học Hoàng Gia Lon Don nói rằng: “Kết quả này có ý nghĩa quan trọng trong việc lập kế hoạch ngăn ngừa dịch bệnh. Điều đó có nghĩa là việc lây lan của cúm rất khó để kiểm soát, ngay cả khi dùng các thiết bị tự chẩn đoán như máy đo thân nhiệt tại các sân bay".
“Điều đó cũng có nghĩa là các bác sỹ và y tá nếu không tiêm phòng ngừa cúm sẽ có thể truyền bệnh cho bệnh nhân của họ khi chính họ không biết mình đang mắc cúm", ông nói tiếp.
Virus cúm có thể lây truyền qua không khí bằng con đường hít thở thông thường.
Loài chồn sương được chọn trong nghiên cứu cúm bởi mức độ dễ mắc cúm của chúng cũng giống như con người và chúng cũng có những biểu hiện cúm tương tự như hắt hơi, sốt và sổ mũi.
Nghiên cứu mới được thông báo trên trang PloS ONE điện tử là nghiên cứu đầu tiên về sự lây lan cúm ở một loài động vật trước khi những triệu chứng cúm bộc lộ.
Các con chồn sương bị mắc cúm được đặt chung với các con vật khỏe mạnh trong một thời gian ngắn ở những giai đoạn khác nhau sau khi lây nhiễm. Sự lây truyền đã xảy ra khi những con vật nhiễm cúm có triệu chứng đầu tiên: sốt.
Virus lây lan giữa các loài động vật được xếp cùng cũi và cả những cũi ở gần. Các nhà khoa học phát hiện rằng chồn sương có thể truyền virus cúm cho các con vật gần nó chỉ sau 24 giờ sau khi chúng bị nhiễm.
Các loài vật không biểu hiện triệu chứng sốt cho tới sau 45 giờ sau khi nhiễm bệnh và bắt đầu hắt hơi sau 48 giờ.
Trong giai đoạn cuối của sự lây nhiễm, sau khoảng 5 hay 6 ngày, virus cúm được truyền ít hơn. Các nhà nghiên cứu tin điều này sẽ khiến mọi người trở lại công ty hay trường học ngay sau khi các triệu chứng cúm được biểu hiện mà không sợ nguy cơ cao lây bệnh cho những người khác.
Tiến sỹ Dr Kim Roberts, cộng tác nghiên cứu, giờ làm việc tại trường đại học Trinity College Dublin nói rằng: “Chồn sương là mẫu sẵn có nhất để nghiên cứu việc lây truyền cúm, nhưng chúng ta phải cẩn thận khi sử dụng kết quả nghiên cứu áp dụng cho con người".
“Trong nghiên cứu đó, chúng tôi chỉ sử dụng một số lượng nhỏ các loài động vật, vì vậy chúng tôi không thể biết được mức phần trăm lây nhiễm là bao nhiêu trước khi các triệu chứng cúm bắt đầu. Có thể nó còn phụ thuộc và mức độ nhiễm cúm".