Nghiên cứu mới cho thấy: “Tường sống” giảm 30% nhiệt lượng thất thoát từ công trình

  •  
  • 360

Nghiên cứu mới do Đại học Plymouth thực hiện có thể giúp thay đổi cách chúng ta giữ ấm và làm mát nhà cửa. Trong thử nghiệm, nhóm nghiên cứu tận dụng tường của khu trọ được xây dựng trước thập kỷ 70 làm mục tiêu theo dõi; họ nhận thấy khác biệt giữa hai đối tượng nghiên cứu, là tường thông thường và “tường sống”.

Trong nghiên cứu, nhóm tác giả sử dụng thuật ngữ “tường sống” để chỉ một bức tường phủ “một hệ thống vải linh hoạt có những ô trống cho phép đặt đất và trồng thực vật”. Ngoài ra, tường sống không khác gì “tường chết”.

Hình minh họa một bức "tường sống".
Hình minh họa một bức "tường sống". (Ảnh: FLICKR).

Hai bức tường được đặt ở độ cao tương đương, quay về cùng một hướng. Sau 5 tuần theo dõi, nhóm nghiên cứu kết luận: tường sống làm thất thoát ít nhiệt hơn tường thường khoảng 31,4%, biên độ dao động nhiệt trong ngày của tường sống cũng thấp hơn.

Khi tòa kiến trúc giữ được nhiệt, lượng năng lượng cần để duy trì nhiệt độ ổn định sẽ thấp hơn. Báo cáo cũng đồng thời chỉ ra tác dụng cải thiện chất lượng không khí của thực vật. Đây là tin tốt với những dãy nhà thường xuyên đón ánh nắng, đứng trước nguy cơ thất thoát nhiệt.

Phát hiện mới có tiềm năng cải thiện chất lượng sống tại những khu vực khí hậu nóng. Theo báo cáo, “bằng việc giảm tác động của ánh nắng lên các tòa nhà, tường xanh có thể giảm nhiệt độ trong phòng thông qua cung cấp bóng râm cho mặt đón nắng”. Thực vật có thể tận dụng một phần năng lượng ánh sáng để quang hợp, đồng hợp phản chiếu bớt nhiệt lượng phả lên tòa nhà.

Trong phần kết luận, nghiên cứu khẳng định việc “tiếp tục theo dõi thí nghiệm sẽ phát hiện ra được tác động của việc thực vật sinh trưởng trên tường hàng năm tới hiệu năng việc điều hòa nhiệt độ”. Đồng thời, nhóm khẳng định những nghiên cứu sau có thể tìm kiếm cách cải thiện kết luận ngày hôm nay, tìm ra những loài thực vật phù hợp cho bức tường sống.

Cập nhật: 08/12/2021 Theo Pháp luật&bạn đọc
  • 360