Khám phá mới của các nhà nghiên cứu được kỳ vọng sẽ giúp thiết lập những yếu tố có thể kiểm soát sự bắt đầu và kết thúc của hoạt động núi lửa.
Một loạt vụ phun trào siêu núi lửa kéo dài xảy ra trong quá khứ cổ đại, kéo dài từ khoảng 122 triệu năm trước đến 90 triệu năm trước. Đó là kết quả của một băng chuyền magma dưới lòng đất, đẩy lên bề mặt Trái đất trong hàng triệu năm, nghiên cứu quốc tế mới do các nhà khoa học từ Đại học Curtin ở Úc dẫn đầu cho hay.
Núi lửa tồn tại quá lâu vì magma do lớp phủ tạo ra liên tục chảy ra qua các rặng núi giữa đại dương.
Quá trình này diễn ra trên cao nguyên Kerguelen, hiện nằm dưới những con sóng của Ấn Độ Dương. Với các nhà nghiên cứu, kết quả tích tụ magma và dung nham tạo cơ hội để theo dõi hoạt động núi lửa ngược thời gian.
Qiang Jiang, một nhà địa chất từ Đại học Curtin và là một trong những các tác giả của nghiên cứu cho biết, nghiên cứu cho thấy hoạt động núi lửa kéo dài này được thực hiện nhờ cấu hình độc đáo của cao nguyên Kerguelen.
“Núi lửa tồn tại quá lâu vì magma do lớp phủ tạo ra liên tục chảy ra qua các rặng núi giữa đại dương, liên tiếp hoạt động như một kênh, hay một băng tải magma trong hơn 30 triệu năm”, nhà địa chất Hugo Olierook, từ Đại học Curtin và là đồng tác giả nghiên cứu, giải thích.
Nhà địa chất học Fred Jourdan của Đại học Curtin, đồng tác giả nghiên cứu nói việc phát hiện ra hoạt động phun trào liên tục, kéo dài này giúp hiểu được những yếu tố nào có thể kiểm soát sự bắt đầu và kết thúc của hoạt động núi lửa.
“Điều này có ý nghĩa đối với cách chúng ta hiểu về magma trên Trái đất và trên các hành tinh khác”, nhà địa chất học Fred Jourdan giải thích thêm.