Nhiều nước trên thế giới đã xây dựng những con đường dành riêng cho động vật.
Thật khó để thống kê con số loài vật mất mạng do các phương tiện giao thông trên khắp thế giới mỗi năm. Tuy nhiên, theo ước tính, có tới 1 triệu con bị giết mỗi ngày trên các con đường ở Mỹ. Dẫu rằng một số quốc gia đã cố gắng hết sức để đảm bảo an toàn cho động vật hoang dã. Bằng chứng là các cây cầu, con đường dành riêng cho động vật di chuyển đã được xây dựng ở khắp nơi.
Những cây cầu động vật đầu tiên được xây dựng ở Pháp vào những năm 1950. Cây cầu dài nhất thế giới, được gọi là Natuurbrug Zanderij Crailoo, nằm ở Hà Lan và dài gần 1km!
Đây không phải môt chiếc cống. Nó là con đường hầm nhỏ danh cho chim cánh cụt xanh ( loài chim cánh cụt nhỏ nhất thế giới với chiều cao trung bình khoảng 30cm) ở Oamaru Harbour, vùng Otago, New Zealand. Đường hầm này dài 25m giúp đàn chim cánh cụt di chuyển từ bãi biển về tổ mà không lo nguy hiểm.
Hàng năm, tháng 11 và 12 là mùa sinh sản của cua đỏ trên đảo Christmas. Từ rừng, chúng tìm đường ra biển để "gìn giữ giống nòi". Sự di chuyển của hàng triệu con cua đỏ trên đường buộc chính quyền đảo phải cho dừng giao thông và đóng cửa các con đường để giữ an toàn cho chúng. Chính vì vậy, các nhà chức trách đã cho xây chiếc cầu vượt dành riêng cho cua. Vừa để tránh ách tắc giao thông, vừa không gây nguy hiểm cho những con vật nhỏ bé.
Đây là cách để giúp các loài động vật di chuyển an toàn qua đường. Bởi trên đường cao tốc, các phương tiện di chuyển rất nhanh, với tốc độ cả trăm km/h.
Rùa vốn là loài di chuyển chậm chạp. Vậy nên, công ty đường sắt Tây Nhật Bản đã xây dựng đường hầm này ở công viên Suma Aqualife để giúp những chú rùa không bị thương khi băng qua đường ray đến đại dương vào mùa hè.
Trong công viên quốc gia Banff ở Alberta, Canada, 24 cầu vượt như thế này được xây dựng trên các cung đường cao tốc. Tất cả đều được thiết kế và xây dựng giúp các loài động vật như gấu, nai, chó sói... băng qua đường một cách an toàn.
Vì tuyến đường Hume tại bang Victoria, Australia, là nơi có nhiều sóc thường xuyên băng qua nên chính quyền bang đã cho xây cây cầu dây thừng này để giúp sóc cũng như những loài động vật khác qua đường an toàn. Dường như những con vẹt cũng yêu thích cây cầu này.
Đường cao tốc xuyên Canada đoạn đi qua Vườn quốc gia Banff cũng có một số điểm giao cắt với khu vực của các loài động vật hoang dã. Vi vậy, các nhà chức trách đã xây dựng các đường hầm để các loài động vật như gấu xám dan toàn đi qua đường cao tốc.
Khi đến mùa xuân, hàng trăm loài kỳ giông đốm trong rừng sẽ chui ra khỏi hang hốc bắt đầu di cư. Đây là hình ảnh những con kỳ giông đốm ở bang New England (Mỹ) đang vượt qua con đường hầm nhiều đất ẩm thay vì phải liều mạng băng qua còn đường nhựa phẳng lì đầy rẫy nguy hiểm.
Một con đường cao tốc được xây dựng cắt ngang qua khu bảo tồn động vật hoang dã ở Kenya (Ấn Độ). Vì vậy người ta phải xây dựng một đường hầm để voi đi qua.
Ở Hà Lan, có nhiều đường cao tốc đi xuyên qua các khu rừng lớn. Để không làm ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên, các nhà chức trách đã cho xây dựng những cây cầu bắc qua đường cao tốc để làm lối đi cho các loài động vật trong rừng.
Cây cầu vượt này cũng có lưu lượng động vật qua lại nhộn nhịp chẳng kém gì ở thành phố lớn.
Con đường này thậm chí còn được trang bị cả bóng đèn chiếu sáng để các loài vật có thể di chuyển thuận lợi cả khi màn đên buông xuống.
Do đã có nhiều con sóc phải bỏ mạng khi liều mình băng qua các con đường đông đúc để tìm kiếm thức ăn nên cây cầu Nutty Narrows đã ra đời. Cây cầu được lắp đặt ở Longview, Washington, Mỹ, nó được công nhận là “Cầu hẹp nhất thế giới”.
Ở Oslo, Na Uy có rất nhiều ong. Để bảo vệ cả người cả ong, nước này đã xây hẳn một cây cầu có cấu trúc đặc biệt dành cho chúng.