Cùng điểm lại những hiểm họa ma túy mới trong giới trẻ nấp dưới những cái tên tưởng chừng như "vô hại".
Hầu hết những người sử dụng ma túy đều bắt đầu làm quen với ma túy từ rất trẻ - thường là thanh thiếu niên. Đây là độ tuổi ham tìm hiểu và muốn khẳng định là "mình đã lớn".
Tuy nhiên, chính xu hướng thích nổi loạn, chứng minh mình dễ khiến các em sa ngã vào con đường lạm dụng chất gây nghiện, ma túy.
Những năm gần đây, tình trạng lạm dụng chất kích thích ở người trẻ ngày một gia tăng. Một phần cũng là bởi số lượng các loại ma túy, chất kích thích mới ngày một xuất hiện nhiều và "tinh vi" hơn xưa.
Nếu như trước đây, 8x đời đầu chỉ "chơi" heroin thì nay còn rất nhiều loại chất ma túy mới đã và đang len lỏi và hủy hoại cuộc đời của giới trẻ.
Trong phạm vi bài viết này, Bác sĩ Huỳnh Thanh Hiển - Bệnh viện Tâm thần TP HCM sẽ chia sẻ một vài loại ma túy đang phổ biến trong giới trẻ Việt Nam hiện nay cũng như tác hại của chúng.
Ma túy đá (còn gọi là meth) là một trong những chất gây nghiện nguy hiểm nhất được biết đến hiện nay trên thế giới.
Người sử dụng ma túy đá thường xuyên đối mặt với các ảo giác, nhiều khả năng gây ra những hành động mất kiểm soát và tai hại cho xã hội.
Người chơi "đá" thường xuất hiện hoang tưởng bị hại nên có xu hướng tấn công người khác.
Theo Bác sĩ Huỳnh Thanh Hiển, "đá" chậm nghiện hơn so với heroin nhưng gây ra nhiều tác hại trên hệ thần kinh cũng như rối loạn tâm thần hơn. Heroin hầu như không gây loạn thần nhưng có 15-25% người chơi "đá" bị loạn thần sau vài lần sử dụng và tỷ lệ này tăng cao nếu sử dụng hơn 6 tháng.
Triệu chứng loạn thần của "đá" thường là ảo thanh, tự nghe thấy tiếng động lạ, tiếng người không có thật dẫn đến hoang mang và lo sợ.
Cùng với đó, người chơi "đá" thường xuất hiện hoang tưởng bị hại nên có xu hướng tấn công người khác.
Nếu sử dụng quá liều sẽ bị loạn thần cấp thường gọi là "ngáo đá" với các hành vi rồ dại như cởi quần áo chạy ra đường, leo cột điện…
Sử dụng thuốc lắc lâu ngày, người dùng cũng sẽ bị loạn thần với ảo thanh dai dẳng và hoang tưởng.
Được bán dưới hình thức một viên thuốc và thường có màu sặc sỡ với các hình nổi trên viên thuốc - thuốc lắc là loại ma túy được "dùng nhiều" trong quán bar...
Việc "cắn" lắc sẽ khiến người sử dụng có thể chịu đựng được âm thanh cường độ lớn của quán bar mà nhiều người khác không thể chịu nổi.
Tuy cùng nhóm ATS (amphetamine type stimulant) nhưng thuốc lắc ít nguy hiểm hơn so với "đá", tỷ lệ gây loạn thần cũng thấp hơn. Nhưng nếu sử dụng lâu ngày, người dùng cũng sẽ bị loạn thần với ảo thanh dai dẳng và hoang tưởng.
Dưới dạng tinh thể như muối ăn, loại ma túy này được chiết xuất từ lá cây Khat (tên khoa học Catha Edulis).
Hoạt chất có trong muối tắm là mephedrone, cathinone hoặc hỗn hợp của 2 chất trên - có công thức hóa học gần giống với "đá".
Loại ma túy này được chiết xuất từ lá cây Khat.
Đây là một loại ma túy giá rẻ nhưng mức độ nguy hiểm của nó còn cao hơn nhiều ma tuý đá. Theo các chuyên gia, khi vào cơ thể - loại ma túy này gây ra sự đột biến hormone dopamine - chịu trách nhiệm cho những cảm giác hưng phấn và hormone norepinephrine - hormone của hệ thần kinh.
Sự đột biến này khiến cho người dùng luôn có cảm giác bay bổng, cực kỳ kích thích, ảo giác... nhưng cũng khiến họ lên cơn co giật, thân nhiệt cao trên 40 độ C, tim đập nhanh, hoang tưởng và tử vong.
Ngoài ra, chất cathinone trong loại ma túy này sẽ gây ra một loại bệnh cực nguy hiểm - chứng tiêu cơ vân - mô cơ xương bị hư hại và bị phá vỡ nhanh chóng.
Cần sa là loại cây có chứa chất gây nghiện (hay gọi là chất ma túy).
Cần sa là loại cây có chứa chất gây nghiện (hay gọi là chất ma túy). Trong cần sa có 3 chất chính đã được tìm thấy là: Cannabinoid, Tetrahydrocannabinol (THC) và Cannabinol.
Trong đó, THC là hoạt chất chính gây tác dụng về mặt tâm thần, dễ tan trong chất béo nên khi hút, THC nhanh chóng xâm nhập mô phổi.
Có người hút sau vài phút sẽ có những thay đổi về mặt tâm sinh lý như choáng váng, đầu nhẹ lâng lâng, thấy hơi đói, thèm đồ ngọt. Trường hợp bị sốc khi hút cần sa dẫn đến tình trạng ói mửa, đau bụng, cay mắt, tim đập nhanh...
Có hình dạng giống như cần sa nhưng sợi vụn hơn, cỏ Mỹ có mùi hơi khét, dạng nhựa cháy chứ không "tỏa hương" như cần sa.
Cỏ Mỹ là hỗn hợp lá của nhiều loại thực vật gây nghiện.
Thường được làm bằng lá Khat và được tẩm các hoạt chất giống cần sa nên loại này còn được gọi là cần sa tổng hợp.
Cỏ Mỹ cho một hiệu ứng hỗn hợp của hàng đá (yếu hơn) và cần sa (mạnh hơn cần sa thiên nhiên nhiều lần).
Do hiệu ứng hỗn hợp này nên cỏ Mỹ khá nguy hiểm vì có thể gây loạn thần với các triệu chứng ảo giác và hoang tưởng mà dân chơi gọi là "sập cỏ".
Tem giấy/ bùa lưỡi thực chất là những miếng giấy được tẩm chất LSD (Lysergic Acid Diethylamide) - một chất gây ảo giác.
LSD là hoạt chất kích thích thần kinh mạnh, được tìm ra bởi nhà khoa học Thụy Sĩ - Albert Hofmann vào năm 1943. LSD được mô tả là không màu, không mùi, không vị, tồn tại ở dạng viên nhộng, viên nén và "viên giấy" (giấy được sao tẩm LSD).
LSD sẽ bắt đầu có tác dụng sau 90 phút kể từ khi sử dụng.
LSD sẽ bắt đầu có tác dụng sau 90 phút kể từ khi sử dụng. Khác với "ma túy đá" gây ảo thanh thì LSD thường chỉ gây ảo thị.
Giai đoạn cao trào, người sử dụng LSD cảm tưởng như mình đang ở… thế giới khác, gặp ảo giác mạnh - lúc thì lung linh huyền ảo, lúc thì rùng rợn. Ví dụ như đang đứng trên tầng 5 nhìn xuống tầng 1 chỉ có cảm giác cách 1m chiều cao hay nhìn một chiếc TV thành 2-3 chiếc...
LSD thường chỉ gây ảo thị.
Kích cỡ, hình dáng của sự vật xung quanh cũng như bị bóp méo. Thậm chí cơ thể còn trở nên nhạy cảm đến mức việc chạm vào tay thông thường cũng trở nên kỳ dị, đôi khi thấy hoảng loạn, sợ hãi.
Và đây là biểu đồ về mối tương quan giữa mức độ lệ thuộc (nghiện) và tác hại lên sức khỏe cá thể, cộng đồng của các loại ma túy như Heroin, Cocaine, Meth...
Biểu đồ đăng trên tạp chí y học BMJ (British Medical Journal) năm 2011.
Sự thật là hậu quả mà ma túy mang đến cho con người vô cùng nặng nề. Hơn ai hết, bạn hãy yêu lấy chính bản thân mình, tự răn đe mình để có thể tránh xa các loại chất gây nghiện đáng sợ này.