Như chúng ta hoặc bất kì một người nào đã từng uống cà phê đều biết, không phải tất cả các loại thuốc đều có hại. Caffein, loại thuốc thần kinh được tiêu thụ rộng rãi nhất trên thế giới, không phải là một nguy hiểm đối với sức khoẻ con người.
Để cung cấp cho mọi người cái nhìn tổng quan về những chất nguy hiểm nhất, một nhóm chuyên gia về tâm thần học, nhà hóa học và dược sĩ tại Đại học Tâm lý học Hoàng gia Anh đã sắp xếp chúng theo một cách hệ thống, dựa trên ba yếu tố: mức độ tổn thương cơ thể chúng gây ra, mức độ gây nghiện, và tổng thiệt hại chúng gây ra cho xã hội là bao nhiêu, đánh giá bằng những yếu tố như chi phí dành cho chăm sóc sức khoẻ. Các nhà nghiên cứu đã công bố những phát hiện của họ trong tạp chí y khoa The Lancet.
Thứ hạng sau đây tập trung vào sự phụ thuộc của người dùng đối với mỗi loại chất. Các nhà nghiên cứu tiếp tục đi sâu và phân chia loại này thành 3 yếu tố quyết định chất gì gây nghiện:
Thuốc phiện đã đạt đến 3/3 trong ba yếu tố được xem xét: sự thỏa mãn, thèm muốn, và sự phụ thuộc về thể chất.
Tuy nhiên, nó đã được coi là ít gây nghiện tâm lý hơn heroin và chỉ bằng khoảng một nửa heroin về mặt gây nghiện thể chất.
Nicotine đã đạt đến mức 2,6/3 so với mức 2,8/3 của cocaine. Nhưng nó cũng được coi là ít làm thỏa mãn hơn và ít gây nghiện hơn về thể chất.
Danh mục này bao gồm các loại thuốc mang thương hiệu như Amobarbital và Thiopental. Barbiturates đạt đến 2/3 trong tổng chỉ số phụ thuộc - chúng được coi là ít làm hài lòng hơn và ít gây nghiện hơn về thể chất và chất gây nghiện hơn nicotin, heroin và cocain.
Rượu và thuốc lá được xếp hạng ngang bằng về khía cạnh “sự thỏa mãn” trong tính gây nghiện của chúng, mức gây nghiện đạt 2,3/3. Rượu và thuốc lá cũng có xếp hạng tương tự về gây nghiện thể chất giống nhau.