Những nhà khoa học dị thường nhất trong lịch sử

  •   4,33
  • 8.649

Kiểm soát trí óc, lai giống giữa người và tinh tinh là một trong những ý tưởng kỳ quái của các nhà khoa học nổi tiếng trong lịch sử.

Francis Crick (1916-2004)
Francis Crick (1916-2004)
, người Anh, là một trong hai nhà khoa học tìm ra cấu trúc DNA và nhận giải Nobel cho công trình khoa học của mình vào năm 1962. Trong những năm 1970, Crick bày tỏ sự ủng hộ đối với thuyết "gieo mầm sống trực tiếp", một trong những thuyết khoa học kỳ lạ nhất mọi thời đại, cho rằng sinh vật ngoài không gian đã gieo rắc sự sống trên Trái Đất. (Ảnh: Marc Lieberman/ Wikiwand).

William Buckland (1784-1856)
William Buckland (1784-1856)
, cựu sinh viên trường Corpus Christi thuộc Đại học Oxford, Anh, là người đầu tiên viết bản mô tả hoàn chỉnh về một mẫu hóa thạch khủng long. Tuy nhiên, khẩu vị của nhà khoa học này rất đặc biệt. Ông ăn mọi thứ, bao gồm nhím nướng, đà điểu, báo, cá heo, chó và nước tiểu của dơi. Buckland bị đồn đã ăn trái tim của vua Louis XIV. (Ảnh: Pinterest).

José Delgado (1915-2011)
José Delgado (1915-2011)
là một giáo sư uy tín tại trường Đại học Yale, Mỹ. Tuy nhiên, tại khoa sinh lý học, ông có những nghiên cứu kỳ lạ về việc kiểm soát trí óc. Trong khoảng năm 1950-1960, Delgado bắt đầu cấy ghép điện cực vào não động vật linh trưởng và sử dụng điều khiển từ xa phát tần số vô tuyến để khiến chúng thực hiện các chuyển động phức tạp. Delgago sau đó tiếp tục thử nghiệm trên ít nhất 25 người. Kết quả cho thấy thiết bị của ông chỉ tác động tới sự hung hăng của họ. Tuy nhiên, Delgago không từ bỏ nỗ lực nghiên cứu của mình. "Chúng ta phải điều khiển não bằng điện. Quân đội và các tướng lĩnh sau này có thể bị kiểm soát bằng cách kích thích điện vào não", Delgago nói. (Ảnh: Wordpress).

Stubbins Ffirth (1784-1820)
Stubbins Ffirth (1784-1820)
là nhà nghiên cứu làm việc tại Đại học Pennsylvania, Mỹ. Ông bị ám ảnh với ý tưởng cho rằng căn bệnh sốt vàng không lây nhiễm và cố gắng chứng minh điều đó. Ffirth tự rạch tay mình và bôi chất nôn từ bệnh nhân sốt vàng vào vết thương. Sau đó, ông tiếp tục uống và đổ chất lỏng này vào mắt, đốt đồ dùng của bệnh nhân để hít khói. Stubbins thậm chí ngâm mình trong máu, nước bọt và nước tiểu bệnh nhân. Kết quả là ông không mắc bệnh. Tuy nhiên, theo khoa học hiện đại, điều này phần lớn là do ông lấy máu từ bệnh nhân trong giai đoạn cuối, những người đã qua thời kỳ có thể lây nhiễm bệnh. (Ảnh: Best College Reviews).

Sergei Brukhonenko (1890-1960)
Sergei Brukhonenko (1890-1960)
là nhà khoa học đem lại nhiều tiến bộ quan trọng trong kỹ thuật phẫu thuật tim mở của Nga. Tuy nhiên, các thí nghiệm trên động vật của ông đã gây nhiều lo ngại. Cuối những năm 30 của thế kỷ trước, Sergei cùng nhóm nghiên cứu đã tiến hành nhiều thí nghiệm, bao gồm việc cắt bỏ đầu một con chó rồi gắn vào thiết bị cung cấp máu và không khí để giữ nó sống ngoài cơ thể. (Ảnh: Research Gate).

Paracelsus (1493-1541)
Paracelsus (1493-1541)
là một bác sỹ người Đức gốc Thụy Sỹ. Ông nhận bằng tiến sỹ y học tại trường Đại học Ferrara, Italy, hồi đầu thế kỷ 16 và được coi là cha đẻ ngành độc chất học hiện đại. Ngoài ra, ông cũng là nhà thực vật học, nhà huyền bí. Điều này xuất phát từ những thí nghiệm cá nhân kỳ lạ của Paracelsus. Ông tin rằng có thể tạo ra người tí hon bằng cách giữ tinh dịch ở nơi ấm áp và cho nó hấp thụ máu người. Ông thậm chí ghi lại hướng dẫn cho những người muốn thử thí nghiệm. Paracelsus tin phương pháp này là nguồn gốc của nữ thần cây và người khổng lồ. (Ảnh: Wikipedia).

Ilya Ivanov (1870-1932)
Ilya Ivanov (1870-1932)
là nhà sinh vật học của Liên Xô. Năm 1924, ông được phép rời nước để làm thí nghiệm lai giống giữa người và tinh tinh. Hai năm sau, tại Paris, Ivanov bắt đầu ghép buồng trứng của một người phụ nữ vào con tinh tinh tên Nora và cố gắng thụ tinh cho nó bằng tinh trùng con người. Tháng 11/1926, ông đến châu Phi và thực hiện thí nghiệm trên ba con tinh tinh khác. Do chúng đều không thụ thai, ông quyết định thay đổi cách thức, cố gắng tìm 5 người phụ nữ tự nguyện thụ tinh với tinh trùng tinh tinh. Tuy nhiên, ông bị đưa tới Kazakhstan trước khi thực hiện thí nghiệm của mình và chết hai năm sau đó. (Ảnh: Best College Reviews).

Nikola Tesla (1856-1943)
Nikola Tesla (1856-1943)
là nhà phát minh, nhà vật lý, kỹ sư điện và kỹ sư cơ khí người Mỹ. Ông có thể là nhà khoa học sáng tạo và điên rồ nhất trong lịch sử. Nikola có nhiều nghiên cứu hữu ích, bao gồm các nghiên cứu về dòng điện xoay chiều và tia X. Về già, chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế của Nikola trở nên nghiêm trọng hơn. Ông ghét chạm vào tóc con người, cho rằng mình đã liên lạc với người ngoài hành tinh và bày tỏ tình yêu với một con chim bồ câu. Nikola tin rằng tình cảm của mình cũng được nó đáp lại. (Ảnh: Tesla Society).

Werner Forssmann
Werner Forssmann (29/08/1904 - 01/06/1979)
là một bác sĩ người Đức đạt giải Nobel Y học năm 1956 (cùng với Andre Cournand và Dickinson Richards) nhờ phát triển thành công kỹ thuật đặt ống thông tim mạch. Năm 1929, ông tự đặt mình dưới gây tê tại chỗ và chèn một ống thông vào tĩnh mạch cánh tay của mình. Sếp của ông đã trả lời rõ ràng với ông là không được làm điều đó; vì vậy để có được các thiết bị phẫu thuật cần thiết, ông đã lừa y tá trưởng của bệnh viện tin vào tình yêu mà ông dành cho cô. Cuối cùng, cô y tá đó cũng để cho ông vào khu mổ vào ban đêm, sau đó ông đưa cô đến bàn mổ và cô đã không thể dừng thí nghiệm của ông lại được. Để có được hình ảnh chứng minh thành công của mình, Forssman đã phải chống lại nỗ lực của người kỹ thuật viên X-quang đang kinh hoàng trước những gì xảy ra và cố gắng kéo cái ống ra. Để xuất bản được các hình ảnh đó, ông lại phải tiếp tục nói dối các tạp chí về việc ông đã thực hiện đầy đủ các thủ tục cho phép. Tất cả nỗ lực điên rồ của ông cuối cùng đã được ghi nhận bằng Giải thưởng Nobel năm 1956, mở đường cho hàng triệu ca phẫu thuật đặt ống thông tim ngày nay vẫn diễn ra mỗi năm trên toàn thế giới.

Craig Venter
Craig Venter (sinh năm 1946)
. Một buổi sáng tháng 5/2010, Craig Venter tổ chức một cuộc họp báo và công bố rằng, ông đã tạo ra một loài vi khuẩn mới và rằng “cha mẹ” của vi khuẩn này là một máy tính. Mặc dù không ai gọi cho nhà thương điên, nhưng mọi người đều cười nhạo sự ngớ ngẩn của ông. Tuy nhiên, Tổng thống Obama cho rằng, khoa học của Venter đã rất ấn tượng, vượt xa những gì chúng ta vẫn quen thuộc và thấy thoải mái. Là nhà khoa học đầu tiên thực sự tạo ra một dạng sinh vật sống từ một mẫu gene được tạo ra bằng máy tính, điều đó với Venter không quá là ngạc nhiên. Ông chỉ coi mình như một người viết phần mềm máy tính. Obama đã viết cho một nhà khoa học cấp cao của chính phủ hỏi về những diễn biến có thể tiếp theo. Trong đó, ông nói: “Điều quan trọng là chúng ta phải xem xét một cách chu đáo, cẩn trọng về ý nghĩa của loại hình phát triển khoa học này”. Một ủy ban điều tra về đạo đức sinh học của Venter và nghiên cứu của ông đã được thành lập; và cuối cùng đi đến thống nhất với Venter một khuôn khổ đạo đức cho ứng dụng loại hình khoa học này.

Isaac Newton
Isaac Newton (4/1/1643 - 31/3/1727)
. Những câu chuyện về sự điên rồ của nhà khoa học Newton có lẽ không xa lạ với nhiều người, ví dụ như việc ông dùng một cây kim chọc vào mắt mình để nghiên cứu tầm nhìn của con người. Nhưng một số sự lập dị của Newton đã quá mức tưởng tượng khiến Hội Hoàng gia phải cố gắng để che đậy chúng. Sau khi Newton qua đời, Hội coi nhiều tác phẩm của ông là "không phù hợp để được in". Chỉ hai thế kỷ sau đó Newton mới được biết đến và được quan tâm hơn nhiều trong thuật giả kim và những lời tiên tri Kinh Thánh khải huyền, thậm chí nhiều hơn những nghiên cứu khoa học đã làm cho ông nổi tiếng. Chẳng hạn, trước những lo lắng bởi những dự đoán của người Maya về sự kết thúc của thế giới trong năm 2012, Newton khẳng định rằng, năm 2060 mới là thời điểm sớm để lo lắng về điều đó. “Tôi thấy không có lý do để sự kết thúc của nó sớm hơn”, ông viết từ những năm 1700.

Barry Marshall
Barry Marshall (sinh năm 1951).
Trong nhiều năm qua, các bác sĩ Úc tin rằng, một xoắn khuẩn Helicobacter pylori gây ra viêm loét dạ dày - nhưng không thể chứng minh điều đó. Sau khi thất bại trong mọi nỗ lực để lây nhiễm động vật thí nghiệm, Marshall đã uống một tách đầy các vi khuẩn này. Điều đó khiến ông ốm rất nặng mà một đồng nghiệp đã mô tả lại rằng ông “gần chết” trong thí nghiệm đó. Can đảm và nỗ lực của Marshall đã xứng đáng nhận giải thưởng Nobel và làm thay đổi các tư vấn y tế tiêu chuẩn về loét dạ dày.

Cập nhật: 26/12/2018 Theo VnExpress
  • 4,33
  • 8.649