Phần lớn trong số này là những nhà khoa học nổi tiếng, phát minh của họ đã làm thay đổi thế giới, song bản thân họ lại phải gánh chịu những hậu quả nặng nề trong khi tiến hành các thử nghiệm khoa học, thậm chí có người còn bị thiệt mạng hay phải mang thương tật suốt đời. Tiêu biểu có 10 nhà khoa học tiên phong dưới đây.
>>> 10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Galileo Galilei là một trong số những nhà khoa học lỗi lạc của nhân loại trong lĩnh vực thiên văn , được mệnh danh là tổ sư của ngành vật lý hiện đại và của nhiều phát minh khoa học quan trọng khác. Đặc biệt là việc phát minh ra kính thiên văn đã giúp con người khám phá nhiều điều kỳ lạ về vũ trụ. Nhưng vì quá đam mê với công việc và hoàn thiện kính thiên văn, quan sát lên mặt trời liên tục hàng giờ đồng hồ mỗi ngày mà cuối cùng ông đã làm mù mắt mình, ánh sáng mặt trời đã gây hỏng võng mạc và trong 4 năm cuối đời ông đã bị mù hoàn toàn.
Năm 1898 Marie Curie đã cùng chồng là Pierre tìm ra radium và sau đó bà đã dành thời gian còn lại trong cuộc đời của mình để nghiên cứu quá trình phóng xạ , liệu pháp điều trị bệnh bằng phóng xạ và do tiếp xúc nhiều với phóng xạ mà bà đã mắc bệnh bạch cầu (Leukemia) và qua đời năm 1934. Marie Curie là nhà khoa học đầu tiên và duy nhất giành hai giải Nobel khoa học thuộc hai lĩnh vực khác nhau là hóa học và vật lý, nữ giáo sư đầu tiên của ĐH tổng hợp Paris (Pháp).
Humphry Davy hay ngài Humhpry Davy là nhà hóa học, nhà phát minh lỗi lạc người Anh, đam mê nghiên cứu khoa học khi còn rất trẻ và do thích khám phá nên đã nhiều lần gây ra những vụ nổ nguy hiểm. Khi đã trở thành nhà nghiên cứu lỗi lạc trong lĩnh vực hóa học, Davy thường duy trì thói quen nếm, hít các loại hóa chất và cũng từ thói quen bất lợi này đã khiến ông nhiều lần gặp các tai nạn tại phòng thí nghiệm, trong đó có lần ông đã suýt mất mạng do một vụ nổ nitrogen trichloride. May mắn là ông chỉ bị thương vào mắt, tuy nhiên hai thập kỷ cuối đời thị lực của ông ngày càng suy giảm và dẫn tới mù lòa, buộc Davy phải từ bỏ nhiều nghiên cứu quan trọng mà ông đang làm dở dang.
Trong quá trình nghiên cứu khoa học, Humprey Davy đã bị chấn thương mắt nên Michael Faraday đã tiếp tục các nghiên cứu mà Davy còn dang dở. Ông đã cải tiến các phương pháp điện phân và tìm ra nhiều phát minh quan trọng trong lĩnh vực điện từ. Tuy nhiên không may cho ông cũng gặp phải tai họa tương tự, Faraday bị chấn thương mắt do sự cố nổ nitrogen chloride tại phòng thí nghiệm. Ngoài ra, ông còn bị nhiễm độc hóa chất nặng, khiến cho Faraday phải sống quãng đời còn lại trong cảnh mù lòa.
Robert Busen là nhà hóa học người Đức, ông là cha đẻ cho phát minh lò đốt mang tên mình (lò đốt Busen), loại lò đốt rất phổ biến hiện nay. Ông nghiên cứu quang phổ phát xạ của các nguyên tố bị nung nóng, ông đã phát hiện ra caesium (năm 1860) và rubidium (năm 1861) cùng với Gustav Kirchhoff. Bunsen phát triển một số phương pháp phân tích khí, là người tiên phong trong quang hóa và là người đi đầu trong lĩnh vực hóa học asen hữu cơ. Ông đã hai lần chết hụt vì nhiễm độc asen và nguy hiểm nhất là vụ tai nạn nổ Cacodyl cyanide đã khiến ông mù mắt.
Alexander Bogdanov là nhà cách mạng, vật lý, học giả, kinh tế và nhà khoa học viễn tưởng nổi tiếng người Nga. Năm 1924, ông tiến hành nghiên cứu cách truyền máu và sau 11 lần thử nghiệm ngay trên cơ thể mình ông đã tuyên bố rằng bệnh hói đầu và thị lực của ông đã được cải thiện. Năm 1928 Alexander Bogdanov đã không gặp may khi dùng cơ thể của mình để thử nghiệm loại máu mới nhưng đã bị nhiễm vi trùng sốt rét và lao, sau đó ông qua đời vì các mầm bệnh này.
Elizabeth Ascheim là nhà nữ khoa học nổi tiếng đã cùng chồng là Dr. Woolf có nhiều đóng góp trong lĩnh vực điện năng, cả hai đều rất quan tâm tới tia Rơn-ghen (Wilhelm Conrad Rontgen) và cuối cùng cả hai vợ chồng đã mua được máy X-ray về để tại phòng làm việc của chồng và được xem là cỗ máy X-ray đầu tiên tại San Francisco (Mỹ).
Cô đã chữa trị cho rất nhiều binh sĩ trong chiến tranh Mỹ- Tây Ban Nha rồi sau đó theo học chuyên ngành nha khoa, đồng thời cũng là một nhà nghiên cứu nổi tiếng trong lĩnh vực phóng xạ. Tuy nhiên, cô đã không hề tiến hành bất cứ biện pháp bảo hộ nào trong khi nghiên cứu cũng như chữa trị cho các bệnh nhân vì theo cô nói, nếu cô dùng đồ bảo hộ thì bệnh nhân sẽ cảm thấy không thoải mái và an toàn. Cô đã bị nhiễm độc phóng xạ mất năm 46 tuổi và được xem như một người anh hùng trong lĩnh vực nghiên cứu phóng xạ.
David Brewster là nhà phát minh nổi tiếng người Scotland, nhất là trong lĩnh vực quang học và ánh sáng. Năm 1831, một tai nạn trong khi đang thực hiện nghiên cứu hóa học đã khiến ông bị mù. Trong khi bị hỏng mắt, Sir David Brewster vẫn say mê nghiên cứu khoa học và là cha đẻ của phát minh kaleidoscope (kính vạn hoa), một loại đồ chơi thông minh được hàng triệu trẻ em trên thế giới ưa thích.
Ông là nhà hóa dược học thiên tài đã phát hiện ra rất nhiều nguyên tố, trong đó nổi tiếng nhất là oxy (mặc dù nghiên cứu này sau đó được nhà khoa học Joseph Priestly xuất bản trước), molipden, vonfram, mangan và clo.
Vào thời đại của ông, chưa có các biện pháp bảo đảm an toàn lao động cũng như người ta chưa biết hết về độc tính của các loại hóa chất. Carl còn có một thói quen xấu là sử dụng tất cả các giác quan để tiếp xúc với hóa chất, nhất là khứu giác và vị giác. Trong một lần thử hydro xyanua, mặc dù ông nghĩ mình sẽ an toàn nhưng do sự tích tụ cùng lúc các chất thủy ngân, chì, axit flohydric và một số chất khác đã khiến ông tử vong vì nhiễm độc kim loại nặng ở tuổi 44.
Nhà vật lý học người Mỹ Harry Daghlian đã tham gia vào kế hoạch Manhattan nổi tiếng tại phòng thí nghiệm quốc gia ở Los Alamos, New Mexico. Vào ngày 21-8-1945, trong một thí nghiệm về khối lượng, ông đã vô ý làm rơi một viên gạch vonfram cacbua vào lõi bom plutonium. Để tránh các phản ứng có hại xảy ra, ông phải lập tức dùng tay để nhấc gạch ra. Điều này đã làm ông bị nhiễm một lượng lớn phóng xạ và tử vong 25 ngày sau đó.