Chúng đổ hàng triệu lít nước từ trên vách đá cao xuống, đào đường chảy trong các các khối đá cứng nhất. Thác nước là những chàng khổng lồ phù du: chính khả năng xâm thực ghê gớm của chúng khiến chúng bị đe doạ tuyệt tích.
1. Thác Niagara (Canada): Mỗi năm có 14 triệu du khách đến tham quan thắng tích này, gấp đôi so với tháp Eiffel. Thác Niagara là một trong các địa điểm ưa thích nhất của những đôi lứa đi hưởng tuần trăng mật. Đó là một cái mốt có từ thời Jérôme Bonaparte (em của Napoléon), ông đã đưa cô vợ Mỹ đến đấy vào năm 1804. Thác Niagara cao 54m.
2. Thác Shiraito (Nhật): Những dải nước trắng quét trên 20m vách đá phủ đẩy rêu dưới chân núi Phú Sĩ. Rộng 130m, con thác hiền hoà này tạo nên bóng râm, sự tươi mát và độ ẩm cần thiết cho thực vật.
(Ảnh: gcollier.com)
3. Thác Tchadar (Ấn Độ): Là vùng có người sinh sống cao nhất thế giới, vương quốc Phật giáo Zanskar mang tên của một dòng sông chảy suốt 150km trước khi đổ ra biển Indus. Vùng này mỗi năm bị tách biệt 8 tháng bởi tuyết bao phủ những ngọn đồi ở độ cao 5.000m. Với nhiệt độ -350C, giá rét làm đông cứng nước. Con đường duy nhất có thể đi được vào mùa đông được gọi là Tchadar (Dòng sông đông cứng).
4. Thác Yellowstone (Mỹ): Magma ở dưới sâu 10.000m hun nóng đất của khu công viên tự nhiên này. Nước phun lên thành vòi (geyser) rồi chảy từ bậc cấp này xuống bậc cấp khác. Tảo và vi khuẩn biến đổi màu của nước và giúp người ta biết được nhiệt độ: nếu màu trắng là 800C, vàng là 700C, cam là 600C.
(Ảnh: linternaute)
5. Thác Victoria (Zimbabwe): Rộng 1.700m, con thác vĩ đại này được UNESCO xếp vào di sản thế giới. Dòng sông Zambèze đổ vào đấy 545 triệu lít nước mỗi phút. Vào mùa lũ, tiếng thác đổ có thể nghe thấy từ xa 500m, tạo thành màn sương mù khiến người ta khó chiêm ngưỡng được cảnh quan.
(Ảnh: bulgar.no-ip.info)
6. Thác Trappstegsforsen (Thụy Điển): Ở giữa vùng rừng Laponie bao la gần vòng Bắc cực, nước do băng tuyết tan đổ xuống các bậc cấp do thiên nhiên đẽo gọt. Vào thời băng hà của kỷ đệ tứ cách đây 12.000 năm, băng tuyết bao phủ khắp vùng Bắc Âu, san phẳng địa hình tạo nên các bậc cấp tăng tốc cho nước chảy.
(Ảnh: 65n.com)