Phát hiện bằng chứng mới về niên đại công cụ đá cổ xưa nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ

  •  
  • 552

Các nhà khoa học đã khám phá ra công cụ đá cổ nhất đã từng được tìm thấy ở Thổ Nhĩ Kỳ, điều này chỉ ra rằng con người đã ghé qua cửa ngõ từ châu Á sang châu Âu sớm hơn nhiều như trước đó chúng ta từng nghĩ, khoảng 1.2 triệu năm trước.

Bằng chứng mới về niên đại công cụ đá cổ xưa nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ

Tương tự như nghiên cứu đã xuất bản trong tạp chí Quaternary Science Reviews, cơ may phát hiện về mảnh tước đá quartzite được chế tác bởi con người trong trầm tích cổ ở sông Gediz, phía tây của Thổ Nhĩ Kỳ đã cung cấp một sự hiểu biết sâu sắc về thời điểm và cách thức những cư dân sớm đã phát tán ra khỏi châu Phi và châu Á.

Phát hiện bằng chứng mới về niên đại công cụ đá cổ xưa nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ

Nghiên cứu từ Royal Holloway, đại học London cùng với một đội nghiên cứu quốc tế từ Vương Quốc Anh, Thổ Nhĩ Kỳ và Hà Lan đã sử dụng thiết bị có tính chính xác cao để định tuổi cho các trầm tích chỗ uốn khúc của dòng sông cổ đã cung cấp khung thời gian hợp lý ở thời điểm đầu tiên mà những người cổ đã chiếm cư khu vực này.

Giáo sư Danielle Schreve đến từ khoa Địa lý ở Royal Holloway nói rằng, “Khám phá này có ý nghĩa quan trọng để thiết lập khoảng thời gian và con đường của những cư dân sớm phát tán vào châu Âu. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, mảnh tước này là hiện vật có niên đại sớm nhất từ Thổ Nhĩ Kỳ đã từng được ghi nhận”.

Giáo sư Schreve nói rằng, “Mảnh tước này là một phát hiện thú vị đáng kinh ngạc. Tôi đã từng nghiên cứu các trầm tích ở chỗ uốn khúc đồng thời chính mắt tôi được nhìn thấy một hòn đá màu hồng trên bề mặt. Khi tôi xoay nó để quan sát được tốt hơn, các đặc điểm của hiện vật được ghè bởi con người đã hiện diện ngay tức thì. Qua làm việc với các nhà địa chất và các chuyên gia về niên đại, chúng ta đã có thể đặt một niên đại bảo đảm đối với hiện vật này đồng thời đưa ra ánh sáng về hành vi của những tổ tiên xa xưa nhất của chúng ta."

Theo Viện Khảo cổ học
  • 552