Các nhà nghiên cứu ở Israel vừa tuyên bố có thể đã phát hiện ra bằng chứng về việc sử dụng lò nung “công nghệ cao” đầu tiên trên thế giới.
Khám phá mang tính đột phá này xuất phát sau một nghiên cứu kéo dài 3 năm ở thành phố Beer Sheva ở sa mạc Negev miền nam Israel.
Kể từ năm 2017, các cuộc khai quật khảo cổ học ở khu phố Neveh Noy đã phát hiện ra nơi từng là một xưởng luyện quặng đồng. Theo các nhà nghiên cứu từ Đại học Tel Aviv và Cơ quan Quản lý Cổ vật Israel, địa điểm này có thể đã sử dụng lò nung đầu tiên trên thế giới.
Khu vực được cho có lò nung đầu tiên trong lịch sử.
"Cuộc khai quật đã tiết lộ bằng chứng về sản xuất trong nước từ thời kỳ đồ đá cũ, khoảng 6.500 năm trước. Lò - một công trình nhỏ làm bằng thiếc trong đó quặng đồng được nấu chảy - cũng như rất nhiều xỉ đồng”, Talia Abulafia, đại diện Cơ quan Quản lý Cổ vật Israel, cho biết.
Thời kỳ đồ đá cũ hoặc thời đại đồ đồng mô tả một giai đoạn giữa thế kỷ thứ IV và thứ III trước Công nguyên ở Cận Đông và một phần đông nam châu Âu.
Mặc dù thời kỳ này có dấu hiệu cho thấy các công cụ bằng đồng đã được sản xuất, nó vẫn được coi là một phần của thời kỳ đồ đá mới hoặc đồ đá. Hầu hết các công cụ được sản xuất trong thời gian này đều được làm bằng đá.
Một phân tích các đồng vị của quặng tìm thấy tại Neveh Noy cho thấy quặng được vận chuyển có từ Wadi Faynan hơn 100km. Điều đáng ngạc nhiên là trong thời kỳ này, quặng đồng được chế biến khác xa nơi nó được khai thác.
Thông thường, các lò nung sẽ được xây dựng tại các mỏ để tối đa hóa hiệu quả. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã đề xuất quy trình vận chuyển quặng kéo dài đến các xưởng xa là một cách bảo vệ công nghệ của thời kỳ đó.
"Không có công nghệ nào tinh vi hơn công nghệ đó trong toàn bộ thế giới cổ đại. Quăng những cục quặng vào lửa sẽ chẳng đi đến đâu. Bạn cần có kiến thức nhất định để xây dựng những lò nung đặc biệt có thể đạt nhiệt độ rất cao trong khi vẫn duy trì lượng ôxy thấp”, các nhà nghiên cứu cho biết.
Cũng có khả năng rất ít thành viên của một nhóm ưu tú biết được bí mật về cách xử lý kim loại. Phân tích hóa học của những tàn tích đã phát hiện ra xưởng có "công thức" đặc biệt chưa từng thấy ở bất kỳ nơi nào khác trong khu vực.
“Ở giai đoạn đầu tiên của quá trình sản xuất đồng của loài người, các nồi nấu kim loại thay vì lò nung đã được sử dụng. Chiếc bình gốm nhỏ này, trông giống như một cái chậu hoa, được làm bằng đất sét. Nó là một loại lò di động bằng than. Tại xưởng Neveh Noy mà Cơ quan Quản lý Cổ vật Israel đã phát hiện ra, chúng tôi thấy rằng công nghệ này dựa trên những lò luyện thật sự. Điều này cung cấp bằng chứng rất sớm về việc sử dụng lò trong luyện kim và nó làm tăng khả năng rằng lò được phát minh ở khu vực này. Cũng có thể công nghệ này được phát minh ở nơi khác”, Giáo sư Ben Yosef cho biết.
Giáo sư Ben-Yosef nói thêm: "Cuộc tranh luận sẽ chỉ được giải quyết bằng những khám phá trong tương lai, nhưng chắc chắn rằng phát hiện này đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy cuộc cách mạng kim loại toàn cầu và vào thiên niên kỷ thứ V trước Công nguyên".