Phát hiện thành phố cổ nhờ hình khắc dương vật 2.000 năm?

  •  
  • 2.604

Hình khắc hai dương vật có niên đại 2.000 năm tuổi được tìm thấy trên một bức tường La Mã đã hé lộ ngày ra đời của một thành phố cổ phía bắc Italia.

Các nhà khảo cổ học tin rằng, hai biểu tượng dương vật trên có thể cho thấy mối liên hệ giữa Hoàng đế La Mã Augustus và thành phố cổ Aosta, một thành phố cổ ở phía bắc Italia.

Phát hiện thành phố cổ nhờ hình khắc… dương vật 2.000 năm?
Hai hình khắc dương vật có niên đại 2.000 năm

Các nhà khoa học cũng cho rằng những rãnh khắc đá bên cạnh biểu tượng dương vật có hình ảnh cái cày và thuổng biểu thị chu vi của một thành phố mới vì nó thường xuất hiện trong các buổi lễ thành lập trong thời La Mã. Không những vậy, hình khắc dương vật có hình chòm sao Ma Kết trên đá còn ứng với giờ đông chí ở La Mã và cũng là biểu tượng của Hoàng đế Augustus.

Các nhà khảo cổ cho biết, hoàng đế có thể lựa chọn các dấu hiệu như vậy để nói lên ý tưởng đổi mới giống như việc xuất hiện ánh nắng mặt trời giữa mùa đông. Điều đấy tượng trưng cho một thời hoàng kim mới với sự thịnh vượng phồn vinh dưới sự cai trị của vị hoàng đế này.

Phát hiện thành phố cổ nhờ hình khắc… dương vật 2.000 năm?
Hình ảnh cũng giống với sao Ma kết biểu tượng cho hoàng đế Augustus

Theo giáo sư khảo cổ học Giulio Magli, tại Đại học Bách khoa Milan, hình chạm khắc dương vật cho thấy thành phố cổ Aosta được xây dựng dưới thời cai trị của Hoàng đế La Mã Augustus vào thời gian đông chí. Trong khi đó, tiến sĩ Bertarione cũng phỏng đoán, thành phố Aosta được thành lập vào ngày đông chí khi ánh nắng mặt trời chiếu rọi vào tháp của thành phố thung lũng này.

Ngoài ra, hai dương vật được khắc trên một bức tường La Mã còn có thể là biểu tượng được người dân tạo ra để tránh xa ma linh hồn ma quỷ.

Theo Dân Việt
  • 2.604