Quay phim loài cá sống ở độ sâu lớn nhất

  •   52
  • 6.177

Các nhà khoa học làm phim ở một trong những khe sâu nhất thế giới dưới đáy đại dương mới đây đã phát hiện ra một loài cá giống như nòng nọc (cá sên) sống theo đàn đang tụ tập xung quanh miếng mồi. Chúng sống ở độ sâu gần 5 dặm (7700 m) dưới mặt nước ở Thái Bình Dương. Đây là lần đầu tiên máy quay phim được đưa xuống độ sâu lớn đến thế.

Trên còn tàu nghiên cứu Nhật Bản Hakuho-Maru, chỉ đạo dự án tiến sĩ Alan Jamieson thuộc Phòng thí nghiệm hải dương (Đại học Aberdeen) cho biết: “Chúng tôi đã có được những thước phim đáng kinh ngạc ở độ sâu 7700 m. Ở đó có nhiều cá hơn so với tưởng tượng của bất cứ người nào trên toàn thế giới đối với một độ sâu như thế”. Còn giáo sư Monty Priede, giám đốc phòng thí nghiệm, lại cho rằng: “Thật quá đỗi tuyệt vời. Thước phim vượt qua mọi dự đoán của chúng tôi trong nghiên cứu. Chúng tôi nghĩ rằng những con cá sống ở độ sâu lớn nhất thường bất động, sống lẻ loi và yếu ớt trong một môi trường thiếu thốn thức ăn”.

“Ngược lại những con cá lại không hề cô đơn. Bức ảnh chụp được cho thấy chúng sống theo bầy gần gũi và tích cực, có thể đó là các gia đình cá khác nhau. Chúng sống nhờ vào những con tôm nhỏ, hiện nay chúng là các sinh vật sống ở một trong những môi trường khắc nghiệt nhất trên trái đất”.

Giáo sư thêm rằng: “Tất cả những gì chúng ta thấy về sự sống ở độ sâu như thế đều bị co hẹp trong cáci mẫu vật ở bảo tàng. Giờ đây chúng ta đã có được ấn tượng về hình thức di chuyển và các hoạt động của sinh vật dưới đáy đại dương. Khi thấy chúng chuyển động nhanh nhẹn như thế, chúng tôi cho rằng dường như cái tên cá sên (snailfish) đã bị đặt nhầm chỗ”. 

Các nhà khoa học làm phim ở một trong những khe sâu nhất thế giới dưới đáy đại dương mới đây đã phát hiện ra một loài cá giống như nòng nọc (cá sên) sống theo đàn đang tụ tập xung quanh miếng mồi. Chúng sống ở độ sâu gần 5 dặm (7700 m) dưới mặt nước ở Thái Bình Dương. (Ảnh: Hội đồng nghiên cứu môi trường tự nhiên và Đại học Aberdeen)

Mặc dù một số loài cá sên sống ở vùng nước nông hay thậm chí là các vực đá, những cùng có những loài chỉ có ở vùng nước sâu trên 6000 m. Tại đây chúng buộc phải hài lòng với bóng tối hoàn toàn, nhiệt độ gần ở mức đóng băng còn áp lực nước thì cực lớn - ở độ sâu này, áp lực vào khoảng 8.000 tấn trên một mét vuông tương đương với trọng lực của 1600 con voi đứng trên nóc của một chiếc xe Mini. Chúng ăn hàng ngàn sinh vật tí hon giống tôm, những sinh vật này lại ăn xác cá đã chết hay các mảnh vụn rơi xuống đáy biển.

Cá sên sống ở độ sâu trên 6000 m chỉ xuất hiện ở các khe thuộc Thái Bình Dương, với nhiều loài khác nhau hạn chế ở mỗi vùng bao gồm: khe Chilê và Peru ở Nam Mỹ, khe Kermadec và Tonga nằm giáp ranh giữa Samoa và New Zealand thuộc Nam Thái Bình Dương, và các khe thuộc Tây Bắc Thái Bình Dương (khe Nhật Bản đang được nhóm của Priede nghiên cứu).

Nghiên cứu này thuộc dự án HADEEP của phòng thí nghiệm hải dương Oceanlab. Đây là một chương trình nghiên cứu cộng tác với Đại học Tokyo do Priede lên kế hoạch nhằm tìm hiểu sự sống ở môi trường sâu trên 6000 m trong lòng đại dương. Cuộc thám hiểm được Hội đồng nghiên cứu môi trường tự nhiên và Quỹ Nippon Nhật Bản tài trợ. Cuộc thám hiểu bắt đầu ngày 24 tháng 9 và kết thúc vào ngày 6 tháng 10.

Các thiết bị chuyên dụng có thể chịu được áp lực cực lớn ở độ sâu này được thiết kế và chế tạo bởi nhóm Oceanlab. Chiếc máy quay phải mất 5 tiếng để đạt tới độ sâu của khe, nó nằm ở đáy biển hai ngày trước khi các tín hiệu được gửi lên trên mặt nước.

Trà Mi (Theo ScienceDaily)
  • 52
  • 6.177