Ba con tôm biển mới bị bắt ở độ sâu 2.300 mét trên các khe nước nóng ở dãy núi giữa Đại Tây Dương.
Khó khăn của các nhà nghiên cứu là làm thế nào duy trì được sự sống bình thường của chúng khi đưa lên mặt nước, bởi dưới đáy biển, áp suất rất lớn, còn trên mặt nước, áp suất gần như bằng không. Khi bị kéo lên bờ, dưới áp suất được duy trì như ở đáy biển, các con tôm vẫn bơi năng động, nhưng khi áp suất được hạ xuống, chúng co giật mạnh và chết chỉ sau vài giờ.
|
Loài tôm chuyên sống ở đáy biển, trên các khe nước nóng. Ảnh: ifremer.f |
Tiến sĩ Bruce Shillito, nhà sinh học biển tại Đại học Pierre ở Paris, Pháp, và cộng sự đã thiết kế một thiết bị mới cho phép duy trì sự sống của các sinh vật dưới áp suất tự nhiên của chúng khi đưa lên mặt đất.
Bước tiếp theo của nhóm nghiên cứu là làm cách nào để chuyển những sinh vật này từ thiết bị lấy mẫu vào một bể thí nghiệm được trang bị tốt hơn mà không cần phải giảm áp suất, cho phép họ quan sát hành vi thông thường của chúng và những đáp ứng với sự thay đổi môi trường sống.
Trước kia, người ta mới tái tạo được áp suất cho những sinh vật sống ở độ sâu kỷ lục là 1.400 mét.