Nhân dân Đài Loan dùng rau sam chữa bệnh cước khí thủy thủng, tiểu tiện khó khăn, giải độc. Vì trong rau sam có muối kali oxalat, axit làm thông tiểu nên có tác dụng giải độc.
Rau sam là loại cây mọc hoang dại ở các bãi cỏ, bờ ruộng, chân ruộng ẩm ướt ở vùng đồng bằng. Ở nước ta, rau sam mọc chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc, phát triển mạnh vào mùa hè.
Rau sam là một loại cỏ sống lâu năm, có nhiều cành mẫm, nhẵn. Thân có màu đỏ nhạt, dài 10-30cm. Lá hình bầu dục dài, phía đáy lá hơi thót lại, không cuống, phiến lá dày, mặt bóng, dày 2cm, rộng 8-14mm. Những lá phía trên hợp thành một thứ tổng bao quanh các hoa, hoa mọc ở đầu cành, màu vàng, không có cuống. Quả nang hình cầu, mở bằng một nắp. Trong có chứa nhiều hạt màu đen bóng.
Rau sam là một loại rau mọc hoang khá phổ biến trong dân gian, thường xuất hiện trong các bữa cơm gia đình. Đặc biệt là vào mùa hè vì rau có vị chua, thanh mát. Rau sam giàu vitamin A, C, vitamin nhóm B, nhiều khoáng chất như kali, magiê, canxi, sắt, kẽm và selen. Ngoài ra còn chứa nhiều acid béo cần thiết như omega 3, đặc biệt ở trong hạt.
Loại rau dân dã này còn được tìm thấy ở nhiều nước khác như Trung Quốc, Châu Âu. Tại một số nước châu Âu, nhất là Pháp, người ta trồng rau sam để làm rau ăn, món phổ biến là pourpier - một món có vị chua dễ chịu rất được ưa chuộng.
Nhân dân châu Âu dùng rau này ăn thay xà lách, ăn sống hoặc nấu chín.
Trung Quốc cũng coi rau sam là một món ăn phổ biến. Tại nước này, có món rau sam khô khá nổi tiếng. Rau sam tươi được hái về đem nhúng nhanh vào nước sôi (có thể dội nước sôi mà không nhúng), sau đó rửa nước cho sạch nhớt rồi phơi hoặc sấy khô. Khi dùng hoàn toàn không phải chế biến gì khác.
Rau sam là loại cây mọc hoang dại ở các bãi cỏ, bờ ruộng...
Ngoài ra, một số nước khác như Ấn Độ, Nhật Bản, Đài Loan... cũng sử dụng rau sam làm thực phẩm và có nhiều nghiên cứu về công dụng của rau sam. Hầu hết các nghiên cứu này đều cho rằng trong rau sam có nhiều dưỡng chất quý và có nhiều công dụng cho sức khỏe.
Ở Việt Nam, tiếc rằng chưa có ai đặt vấn đề trồng rau này, việc thu hái hoàn toàn dựa vào cây mọc hoang và hiện giờ người dân cũng không có thói quen sử dụng rau sam làm thực phẩm, rau ăn.
Rau sam còn gọi là mã xỉ hiện, pourpier, tên khoa học là portulaca oleracea L. Thuộc họ rau sam Portulacaceae.
Theo Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (GS Đỗ Tất Lợi) tính chất của rau sam theo tài liệu cổ: Vị chua, tính hàn (lạnh), không có độc, vào 3 kinh: tâm, can và tỳ. Trị huyết lỵ (lỵ ra máu), tiểu tiện đục, khó khăn, trừ giun sán, dùng ngoài trị ác thương, đơn độc. Phàm những người tỳ vị hư hàn, ỉa lỏng chớ nên dùng.
Liều dùng của rau sam từ 6 - 12g khô dưới dạng thuốc sắc. Dùng ngoài không kể liều lượng, dùng riêng hay phối hợp với thuốc khác.
Ở Đài Loan, người ta nghiên cứu thấy trong rau sam có rất nhiều chất quý như axit hữu cơ, kali natri, kali sunfat và muối kali khác, cây tươi chứa chừng 1% muối kali, cây khô chứa 10% muối kali (theo Dược học tạp chí của Nhật Bản, 1944).
Rau sam thường dùng chữa các bệnh đường tiêu hóa, viêm ruột cấp, viêm ruột thừa cấp...
Trong cuốn Cây rau làm thuốc (PTS Võ Văn Chi), ram sam có tính chất làm dịu, trị giun, lọc máu, lợi tiểu, hơi an thần gây ngủ, giải nhiệt, giải khát, chống độc và làm tăng sự đông máu.
Thường dùng chữa các bệnh đường tiêu hóa, viêm ruột cấp, viêm ruột thừa cấp, lỵ, ký sinh trùng đường ruột (giun đũa, giun kim), trị bệnh đường hô hấp, đường niệu đạo (sỏi niệu), giảm niệu, viêm vú và các trường hợp xuất huyết (ho ra máu, đái ra máu, trĩ ra máu và bệnh ưa chảy máu). Dùng ngoài chữa mụn nhọt và eczema.
Gần đây, người ta phát hiện ra rau sam còn có tác dụng đối với nhiều loại vi khuẩn nên phạm vi ứng dụng rất rộng, trị lỵ và bệnh đường ruột, lại có thể trị viêm khớp cấp tính.
Có người dùng rau sam xào với thịt lươn dùng ăn bổ, trị các bệnh ngoài da, tê thấp, gầy còm, đau xương, thiếu máu, khô da, đau lưng, sốt rét kinh niên, đau bụng lâu năm, khát nước.
Thành phần của rau sam có tác dụng diệt được 1 số loại vi khuẩn, ví dụ như Shigella (gây bệnh lỵ), Salmonella typhi (gây bệnh thương hàn), Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng thường gây mụn nhọt). Không những vậy, y học còn chứng minh rau sam có thể diệt được 1 số loại nấm gây bệnh.
Có rất nhiều vị thuốc đông y hỗ trợ trị sỏi thận và rau sam là một trong số này. Uống nước nấu lá sam và cố nhịn tiểu đến khi không nhịn được nữa hãy đi và điều này sẽ giúp người bị sỏi thận tống sỏi ra ngoài theo đường tiểu.
Giã nát rau sam tươi, thêm nước sắc đặc bôi lên hoặc đốt ra than, hoà với dầu dừa rồi bôi các vị trí trên da đầu.
Rau sam có tác dụng chống viêm và thải acid uric ra khỏi cơ thể theo đường tiểu nên đặc biệt tốt trong hỗ trợ trị bệnh Gout. Chúng ta đều biết acid uric đọng lại ở các khớp ngón chân là nguyên nhân gây ra bệnh gout.
Rau sam có tác dụng chống viêm và thải acid uric ra khỏi cơ thể theo đường tiểu.
Dùng 300g rau sam, rửa sạch, chia làm 2 lần, mỗi lần 150g, thái nhỏ, nấu lẫn với nước vo gạo nếp lần 2 tạo thành một thứ canh hơi sệt. Loại canh này có tác dụng kích thích vận động của đường ruột, lưu chuyển tiêu hóa, tình trạng trướng bụng, phù thũng sẽ được giảm.
Sử dụng 300g rau sam chia ra làm 3 lần, mỗi lần 100g. Rửa sạch, để ráo nước, thái nhỏ, nấu canh lẫn với rau dền cơm với lượng 50g mỗi lần. Ăn trong ngày. Ăn liền 5 – 7 ngày tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu máu sẽ được cải thiện.
Nghiên cứu của đông y cho thấy rau sam có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Hàm lượng kali và acid omega-3 trong rau sam tương đối cao, rất cần cho việc điều hòa cholesterol trong máu, đồng thời làm tăng sức bền của thành mạch, giúp huyết áp ổn định.
Các nghiên cứu của y học cho thấy trong rau sam có nhiều acid béo Omega-3 có tác dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa bệnh tim mạch và tăng cường sức miễn dịch của cơ thể.
Bạn có thể dùng rau sam tươi và gừng sống 3 lát. Luộc hoặc nấu canh ăn hàng ngày, mỗi đợt kéo dài từ 5 đến 7 ngày.
Rau sam tươi giã nát vắt lấy nước, hoà với 2 lòng trắng trứng gà, khuấy đều, hấp chín. Mỗi ngày ăn 2 lần, ăn từ 3-5 ngày.
Dùng rau sam trị giun thì hữu hiệu với giun kim và giun đũa.
Lấy 50g rau sam tươi, rửa sạch, giã nát vắt lấy nước. Dùng ngày nào thì đi hái rau sam ngày đó. Nếu bạn hái rau sam để sẵn trong tủ lạnh, hoạt chất sẽ bị giảm và ít có giá trị với giun. Hãy uống nước ép rau sam vào buổi tối trước khi đi ngủ hoặc uống vào buổi sáng, lúc chưa ăn gì, sau 4 giờ mới được ăn nhẹ. Uống liền trong 3 – 4 ngày bạn sẽ thấy giun ra ngoài theo phân. Phương cách này hữu hiệu với giun kim và giun đũa.
Lấy rau sam 100g, cỏ sữa 100g. Hai loại này rửa sạch, đem đun lẫn với 400ml nước. Khi nào cạn còn chừng 100ml thì gạn nước ra để uống, chia uống 2 lần trong ngày.
Lấy 30g rau sam, rửa sạch, sau đó giã nát. Bọc toàn bộ thứ rau đã nát này vào một gạc sạch, sau đó đắp lên phần da bị mụn nhọt. Mỗi ngày thay 2 lần. Đắp chừng 3 ngày thì mụn nhọt chín và vỡ.
Tuy nhiên, các bác sỹ cũng khuyến cáo rau sam có tính mát nên không thích hợp cho những người có tính hàn, bị tiêu chảy, hay người mang thai không nên ăn rau sam.
Rau sam chứa nhiều vitamin E và carotene, cả hai đều là chất chống oxy hóa tự nhiên, có thể ngăn chặn hiệu quả các gốc tự do ác tính gây hại cho các mô của con người. Từ đó giúp cơ thể phòng tránh được các vấn đề về lão hóa, béo phì, đặc biệt là phòng ngừa ung thư. Đây là lý do tại sao rau sam được biết đến như một món ăn trường thọ, rất tốt cho sức khỏe con người.
Rau sam có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, bảo vệ dạ dày, chống loét dạ dày...
Sở dĩ rau sam có tác dụng chống viêm nhờ tác dụng của chất nhầy, omega 3 và các khoáng chất. Nhờ vậy có tác dụng giảm đau và cảm giác khó chịu khác, đặc biệt trên đường tiết niệu và tiêu hóa.
Ngoài ra, các nghiên cứu còn cho thấy rau sam có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, bảo vệ dạ dày, chống loét dạ dày do tác nhân axit, bảo vệ gan, hỗ trợ điều trị hen suyễn, chữa lành vết thương ngoài da.
Thành phần Omega-3 dồi dào trong rau sam có thể hỗ trợ giảm bớt Cholesterol xấu và chất béo trung tính trong máu, nâng cao protein có lợi. Đồng thời, rau sam còn có tác dụng ngăn ngừa huyết dịch trở nên quá đậm đặc, cải thiện các chứng bệnh về máu và mạch máu. Ngoài ra, hàm lượng kali cao trong rau sam còn giúp điều tiết huyết áp rất tốt.