Không những thế, vị hoàng hậu xấu nhất Trung Quốc cũng chính là nguyên nhân khiến nhà Tây Tấn suy yếu rồi diệt vong khi gây ra loạn "Bát Vương" kéo dài 16 năm ròng rã.
Tư Mã Trung kế vị, xưng Tấn Huệ đế. Thực chất Tư Mã Trung chỉ là một con rối, luôn bị người khác thao túng, trong đó có bà hoàng xấu nhất Trung Quốc Giả Nam Phong.
Theo sử sách ghi lại, hoàng hậu Giả Nam Phong thời Tây Tấn là vị hoàng hậu xấu hiếm có nếu không muốn nói là kỳ dị trong lịch sử Trung Quốc.
Không chỉ cuồng dâm với những người đàn ông trong cung mà bà còn tìm những người cường tráng bên ngoài để hoan lạc hàng đêm.
Bà sẵn sàng giết chết người tình của mình nếu thấy chán.
Giả Nam Phong là con gái của Giả Sung, ông là một công thần khai quốc thời nhà Tây Tấn. Giả Sung hiếm muộn, lấy vợ sau một thời gian dài mới sinh được hai cô con gái là Giả Nam Phong và Giả Ngọ.
Tấn Vũ Đế có người con trai lớn là Tư Mã Trung, sinh ra đã kém may mắn vì trí não phát triển không bình thường nhưng Tấn Vũ Đế vẫn quyết định lập Mã Trung làm thái tử.
Vũ Đế quyết định hỏi con gái của Giả Sung cho thái tử. Mặc dù là hai chị em nhưng Giả Ngọ xinh hơn cô chị gấp trăm lần.
Ảnh minh họa chân dung hoàng hậu Giả Nam Phong.
Giả Ngọ mới 12 tuổi, cô còn quá nhỏ để có thể kết hôn. Nên Giả Nam Phong đã chính thức trở thành thái tử phi mặc dù rất nhiều lời đàm tiếu bởi ngoại hình của bà.
Giả Nam Phong có dáng người thấp, ngũ quan không cân đối, da đen sạm, răng hô, chân tay thô cứng, dáng người cục mịch. Không những thế lưng còn gù, khuôn mặt dữ tợn, tính khí hung hăng.
Lịch sử Trung Hoa khẳng định rằng, Giả Nam Phong là hoàng hậu xấu nhất trong lịch sử hàng nghìn năm nhưng sự độc ác và hoang dâm thì bà vô địch thiên hạ.
4 con gái lần lượt ra đời càng khiến Giả Nam Phong buồn chán, bà luôn có thái độ ghen ghét, đố kỵ và tìm mọi cách để hãm hại những phi tần trong cung, nhất là những phi tần đang mang thai.
Bà ta ngăn cấm các phi tần trong cung để họ không có cơ hội tiếp xúc với hoàng đế, trong khi đó, chính bà ta lại tư thông với thái y Lệnh Trình Cư. Nhưng do tuổi cao, Lệnh Trình Cư không đáp ứng được "nhu cầu" của hoàng hậu Giả Nam Phong, bà tiếp tục đi tìm những thanh niên trai tráng khác để "mây mưa" nhằm thỏa mãn dục vọng bản thân.
Thậm chí, do bà hoàng sợ những thông tin xấu về mình bị đồn ra ngoài, hơn nữa sợ thói "có mới nới cũ" của mình, thường bà sẽ chỉ "dùng" họ trong một đêm, sau đó sáng sớm hôm sau sẽ lập tức giết chết nạn nhân để diệt khẩu.
Hoàng hậu Giả Nam Phong rất mê đắm một thanh niên cường tráng. Hắn được khen là có kỹ nghệ tình trường và thường rót vào tai bà hoàng những lời đường mật nên ác phụ này đã tha cho hắn và ban thưởng đủ thứ gấm vóc lụa là. Tuy nhiên, bản tính gã trai này hay khoe mẽ nên thường khoác lên mình những bộ cánh quyền quý xa hoa để giương oai ngoài đường với thiên hạ. Điều này khiến quan phủ nghi ngờ và bắt giải hắn tới công đường.
Tại đây, hắn đã khai nhận có lần đang đi ban đêm trên đường về nhà, gặp một bà già, người này có nhờ anh ta xông khí vận may vì trong gia đình họ đang có người bệnh. Nếu được họ sẽ đền đáp xứng đáng. Thấy vậy chàng thanh niên liền đi theo, nhưng tới nửa đường họ giấu anh ta vào một chiếc thùng lớn, sau đó đi qua rất nhiều cửa có quan binh canh gác.
Khi tới nơi, anh ta mới phát hiện đó là chốn cung điện nguy nga tráng lệ. Gã trai đẹp được đưa đi tắm rửa nước thơm, vận quần áo đẹp rồi bị dẫn tới một căn phòng, trong đó có một người phụ nữ trạc hơn 30 tuổi, vừa thấp vừa đen. Sau đó hai người đã quấn lấy nhau trong suốt vài ngày. Cứ như thế, trước lúc rời đi, anh ta được ban thưởng số châu báu ngọc ngà này. Bách tính thời ấy đều hiểu người trong căn phòng bí mật đó là ai, nhưng không ai dám tố giác chuyện này.