Siêu cá mập Megalodon tiến hóa hàng chục triệu năm để có bộ răng sát thủ

  •  
  • 1.332

Con cá mập lớn nhất từng bơi giữa các đại dương có những chiếc răng khổng lồ, sắc nhọn, có thể dùng để xé xác con mồi như một nhát dao chí mạng.

Nhưng thiên nhiên không trao những vũ khí giết người tức thời này cho những con cá mập thời tiền sử này ngay. Thay vào đó, phải mất hàng triệu năm để răng phát triển thành hình dạng cuối cùng, theo một nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí Cổ sinh vật học.

Các nhà nghiên cứu tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Florida đã thực hiện một số kiểm tra về răng của siêu cá mập thời tiền sử. Họ đã phân tích 359 hóa thạch răng được tìm thấy, chủ yếu bởi các nhà sưu tập hóa thạch nghiệp dư thu được trên vách đá Calvert, nằm trên bờ vịnh Chesapeake ở Maryland.

Răng của các loài cá mập tiền sử có nhiều sự thay đổi trong hàng chục triệu năm tiến hoá.
Răng của các loài cá mập tiền sử có nhiều sự thay đổi trong hàng chục triệu năm tiến hoá.

Khoảng 20 triệu đến 7,6 triệu năm trước, khu vực này là một phần của đại dương nhưng bây giờ, những ngọn đồi khô này chứa rất nhiều răng hóa thạch từ hai con cá mập khổng lồ trong khoảng thời gian đó.

Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng tổ tiên sớm nhất của Megalodon, được gọi là Otodus obliquus, sống từ 40 triệu đến 60 triệu năm trước, có hàm răng nhẵn với "răng cưa" hoặc răng mini, giáp hai bên răng chính. Những chiếc răng ban đầu này có thể đã được sử dụng như một cái nĩa để kẹp và xé con mồi.

Những chiếc răng giống như con dao của Megaladon đã phát triển qua hàng triệu năm. Tổ tiên sớm nhất của Megaladon có những chiếc răng với bánh răng cưa, hoặc những chiếc răng nhỏ bé ở một bên. Một tổ tiên khác cũng có nhưng chiếc răng chính của nó đã tiến hóa với răng cưa, xung quanh các cạnh của nó nhưng Megadolon lại có răng phẳng, giống như lưỡi dao, không có răng cưa.

Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng, quá trình chuyển đổi cấu trúc của răng có liên quan đến sự thay đổi trong cách săn cá mập thời tiền sử, và có lẽ cả những gì chúng ăn. Mặc dù răng ba ngạnh có thể hữu ích cho việc nắm bắt con mồi như cá di chuyển nhanh hoặc thậm chí để ngăn chặn thức ăn bị mắc kẹt trong răng (ngay cả những con cá mập cổ đại cũng có thể bị bệnh nướu răng), có thể sử dụng răng không răng cưa để ngay lập tức hạ gục con mồi.

Những chiếc răng giống như dao cũng sẽ hữu ích hơn trong việc hạ gục con mồi như cá voi và cá heo.

Dù mục đích của sự chuyển đổi cấu trúc răng là gì thì lý do cho sự chuyển đổi từ từ răng cưa sang răng sắc như lưỡi dao của siêu cá mập tiền sử "vẫn còn là một bí ẩn" với các nhà nghiên cứu.

Cập nhật: 07/03/2019 Theo Dân Trí
  • 1.332