Sỏi mật là sự hiện diện của sỏi trong hệ thống đường mật bao gồm đường mật trong gan, túi mật và đường mật ngoài gan tận bóng vanter.
Sỏi mật là cặn của dịch tiêu hóa, có thể hình thành trong túi mật. Túi mật là một cơ quan nhỏ hình quả lê ở bên phải bụng, ngay dưới lá gan. Túi mật chứa một loại chất lỏng tiêu hóa (gọi là mật) được tiết ra trong ruột non.
Sỏi mật có kích thước vô cùng đa dạng, từ nhỏ như một hạt cát đến lớn như một quả bóng golf. Một số người phát triển chỉ một sỏi mật duy nhất, trong khi những người khác có thể xuất hiện nhiều sỏi mật cùng một lúc.
Sỏi mật có nguy hiểm không? Những người gặp các biến chứng từ sỏi mật thường được yêu cầu phẫu thuật cắt bỏ túi mật. Nếu sỏi mật không gây ra bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nào thì thường không cần điều trị.
Hầu hết mọi người không biết mình có sỏi mật.
Sỏi mật là một trong các bệnh dễ gây nên các biến chứng nguy hiểm.
Sỏi mật gồm nước muối mật, sắc tố mật, canxi..., chúng cô đặc dần và thành sỏi. Đây là loại sỏi tổng hợp, hay gặp và có thể phát hiện khi chụp Xquang. Ngoài sỏi mật tổng hợp còn có nhiều loại sỏi khác như:
Sỏi cholesterol: Cấu tạo chủ yếu bằng cholesterol – là một thành phần chuyển hóa của gan, là một thành phần của mỡ máu. Loại này có màu vàng sẫm, không cản quang. Loại sỏi này hình thành khi có sự rối loạn về nồng độ cholesterol, acid mật và lecithin. Có một số yếu tố thúc đẩy sự hình thành sỏi cholesterol đó là: tuổi, giới (nữ/ nam = 3/1), chủng tộc, yếu tố gia đình, béo phì, phụ nữ đẻ nhiều con, uống một số thuốc như thuốc hạ mỡ máu, thuốc ngừa thai, ăn uống quá nhiều năng lượng...
Sỏi sắc tố mật: Thường gặp ở các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam, có hai loại đen và nâu.
Sỏi muối mật: Thường có màu đỏ, cũng dễ kết hợp với canci.
Triệu chứng phổ biến nhất là đau bụng, có thể kéo dài đến 8 giờ và ngày càng nghiêm trọng hơn.
Sỏi túi mật: Đây là loại sỏi có thể có một thời gian dài yên lặng. Khi có biểu hiện lâm sàng, triệu chứng chủ yếu là cơn đau quặn gan, đau dữ dội vùng hạ sườn phải, lan ra sau lưng và lên vai phải, đôi khi đau lan sang cả vùng thượng vị làm dễ nhầm tưởng là đau dạ dày. Cơn đau quặn gan kéo dài trên 15 phút đến 3 - 4 giờ, nếu trên 6 giờ phải nghĩ đến có biến chứng.
Nếu có hiện tượng tắc nghẽn thì túi mật ngày càng to dần lên, khi sờ vào có thể thấy túi mật căng phồng, ấn vào bệnh nhân rất đau, nếu không xử trí kịp thời có thể đưa đến viêm túi mật cấp tính, sẽ sốt cao 39 – 40oC.
Sỏi đường mật: Đây là loại sỏi có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, đau thường là do sự di chuyển của sỏi túi mật và sỏi đường mật trong gan. Thông thường có 3 triệu chứng rất điển hình (gọi là tam chứng Charco) tuần tự xuất hiện: đầu tiên là cơn đau quặn gan với biểu hiện như trên, sau đó xuất hiện sốt nóng và rét run. Cuối cùng là vàng da, vàng mắt, phân bạc màu, đi tiểu nước tiểu sẫm màu.
Ngoài những biểu hiện lâm sàng thì các xét nghiệm cận lâm sàng đặc biệt là siêu âm xét nghiệm cơ bản không xâm nhập giúp phát hiện sỏi 70 – 80%, ngoài ra còn giúp phát hiện tổn thương đường mật, túi mật, tụy.
Kích thước của sỏi mật rất khác nhau.
Nguyên nhân gây ra sỏi mật hiện vẫn là ẩn số. Các bác sĩ nghĩ rằng sỏi mật có thể xảy ra khi:
Các biến chứng của sỏi mật có thể bao gồm:
Nếu bạn lo lắng không biết sỏi mật có nguy hiểm không, hãy đặt lịch hẹn với bác sĩ ngay bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào kì lạ chằng hạn như:
Điều trị sỏi mật bao gồm điều trị nguyên nhân là loại bỏ sỏi đồng thời điều trị triệu chứng và biến chứng nếu có. Khi điều trị nội khoa có thể sử dụng các thuốc chống co thắt cơ trơn như atropin, papaverin, nospa, visceralgin...; các thuốc chống nhiễm khuẩn như nhóm aminoglycosid, nhóm quinolon...; nhóm thuốc làm tan sỏi như chenodex, ursolvan..., tuy nhiên khi dùng các thuốc này phải có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Khi điều trị nội khoa không có kết quả nên chuyển sang điều trị ngoại khoa với các kỹ thuật mới như tán sỏi qua da, lấy sỏi qua nội soi ngược dòng... đã mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh
Theo BS. NGUYỄN BẠCH ĐẰNG