Khá bất ngờ trong bảng xếp hạng này lại không có bất cứ một đại diện nào của Nga trong top 10 khẩu súng ngắn tốt nhất thế giới.
Đây là dòng súng nổi tiếng thế giới bởi thiết kế phần đa bằng polymer cao phân tử.
Trang quân sự nổi tiếng Military-Today xếp hạng 10 khẩu súng ngắn tốt nhất thế giới hiện nay, đáng tiếc trong bảng xếp hạng này lại không có một đại diện nào đến từ Nga-quốc gia được coi là có nền công nghệ quân sự đứng tốp đầu thế giới. Khẩu súng đứng ở vị trí 1 chính là Glock của Áo, dòng súng nổi tiếng thế giới bởi thiết kế phần đa bằng polymer cao phân tử.
Lúc đầu người ta lo ngại một khẩu súng "bằng nhựa" khó có thể phát huy tác dụng, tuy nhiên thực tế cho thấy đây là một khẩu súng vừa có uy lực tốt, vừa có độ an toàn cao, lại cực kỳ nhẹ. Những thử nghiệm cho thấy súng có thể rơi từ độ cao 50m xuống mà vẫn có thể hoạt động tốt mà không bị bể thân súng. Súng có thể hoạt động trong nhiệt độ từ -40°C đến + 200°C.
Được thiết kế trong thập niên 1980, cho đến nay đã có hàng chục phiên bản khác nhau ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu của quân đội các nước. Súng có băng đạn từ 12 tới 33 viên, sử dụng nhiều loại đạn khác nhau, trong số đó loại đạn 9x19mm vẫn là loại thông dụng hơn cả. Tầm bắn hiệu quả đạt 50m. Hiện tại có hơn 20 quốc gia sử dụng loại súng này trong đó có cả Việt Nam.
Súng được thiết kế theo dạng module để dễ dàng sản xuất cũng như bảo trì.
Đứng vị trí thứ hai là một đại diện đến từ Đức, được giới thiệu từ năm 2014, tới nay SIG Sauer P320/M17 được coi là dòng súng ngắn tốt nhất của nước này. Lúc đầu SIG Sauer P320/M17 được coi là một trong những dòng súng ngắn được phát triển theo yêu cầu của quân đội Hoa Kỳ để thay thế cho lão tướng M9.
Súng được thiết kế theo dạng module để dễ dàng sản xuất cũng như bảo trì. Thân súng sử dụng nhiều vật liệu polymer cao phân tử để giảm trọng lượng, thép được gia cố ở những vị trí quan trọng. Ngoài ra súng được thiết kế thanh ray pincatinny để gắn phụ kiện khi chiến đấu. Khóa an toàn được thiết kế cả hai bên thân súng giúp xạ thụ có thể sử dụng một cách thuận tiện và dễ dàng.
Súng được thiết kế với các phiên bản sử dụng các loại đạn khác nhau. Các băng đạn có cơ số từ 10 tới 21 viên. Trọng lượng súng rất nhẹ chỉ từ 708g tới 833g. Tầm bắn hiệu quả của súng khoảng 50m. Hiện nay súng đang được sử dụng chủ yếu bởi quân đội Mỹ và Thái Lan.
Đây chính là khẩu súng ngắn tiêu chuẩn hiện nay của quân đội Ý, Mỹ và Pháp.
Đứng vị trí số 3 chính là khẩu Beretta 92 có xuất xứ từ Ý. Đây chính là khẩu súng ngắn tiêu chuẩn hiện nay của quân đội Ý, Mỹ và Pháp. Đưa vào trang bị từ năm 1975 cho tới nay, ước tính đã có hàng triệu khẩu được xuất xưởng. Hiện nay các phiên bản mới vẫn tiếp tục được thiết kế và sản xuất.
Súng này vốn do Carlo Beretta, Giuseppe Mazzetti và Vittorio Valle thiết kế và được công ty chế tạo vũ khí Beretta của Ý sản xuất từ năm 1972. Từ giữa thập niên 1980, phiên bản Berretta 92F tham gia cuộc thi thiết kế súng ngắn của quân đội Hoa Kỳ để tìm ứng cử viên thay thế cho M1911 và đã được lựa chọn rồi cải tiến thành súng ngắn M9 của quân đội Hoa Kỳ. Tương tự, phiên bản Berretta 92G tham gia cuộc thi thiết kế súng ngắn cho quân đội Pháp và cũng được lựa chọn rồi cái tiến thành PAMAS-G1.
Súng có nhiều phiên bản với trọng lượng từ 900g tới 950g, chiều dài từ 197mm tới 217mm. Súng có thể bắn nhiều loại đạn khác nhau tùy theo phiên bản như: 9x19mm Parabellum (92 series); .40 S&W (96 series); 9x21mm IMI (98 series). súng có thể sử dụng nhiều loại băng đạn từ 8 tới 22 viên. Tầm bắn hiệu quả 50m.
Súng thường được trang bị cho các đơn vị lính đặc nhiệm.
Ở vị trí thứ 4 tiếp tục là một đại diện khác đến từ nước Đức, khẩu súng ngắn có tên SIG Sauer P226. Ban đầu súng được thiết kế để dự thi dòng súng tiêu chuẩn trong quân đội Mỹ để thay thế cho súng M1911. SIG Sauer P226 là một trong hai khẩu súng ngắn lọt vào vòng chung kết, nhưng cuối cùng Beretta 92FS chiến thắng do giá chế tạo thấp hơn.
Tuy thế đây vẫn là dòng súng rất thành công của Đức khi mà hiện nay SIG Sauer P226 đang góp mặt trong biên chế của 34 quốc gia. Súng thường được trang bị cho các đơn vị lính đặc nhiệm. Súng được sản xuất chủ yếu ở Đức và Mỹ. Đến tận năm 2015 súng vẫn tiếp tục được sản xuất bởi hai quốc gia này cho dù dòng súng này ra đời từ những năm đầu thập niên 1980.
Súng có trọng lượng 964g, chiều dài 196mm, nòng dài 112mm. Súng có các phiên bản để bắn các loại đạn khác nhau, nhưng chủ yếu vẫn là loại đạn 9x19mm Parabellum. Các hộp tiếp đạn có cơ số đạn từ 10 tới 20 viên. Tầm bắn hiệu quả của súng dao động trong khoảng 50m.
CZ-75 đang phục vụ cho cảnh sát Czech, cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ, và một số đơn vị cảnh sát tại Mỹ.
Vị trí thứ 5 là dòng súng CZ 75 đến từ Cộng hòa Czech. Được thiết kế từ năm 1975 và đi vào trang bị năm 1976, ước tính cho tới nay đã có hơn một triệu khẩu với đủ các phiên bản đang được sản xuất. Hiện tại Cảnh sát cơ động Việt Nam cũng được trang bị biến thể cải tiến từ dòng súng CZ 75 này.
CZ-75 đang phục vụ cho cảnh sát Czech, cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ, và một số đơn vị cảnh sát tại Mỹ. Súng ngắn CZ-75 hoạt động dựa vào độ bật lại của đạn, có khóa nòng theo tiêu chuẩn khóa hệ thống Browning. Con trượt của súng trượt trên các ray trong khung, hệ thống này giống hệ thống của SIG P210 cho phép súng hoạt động hiệu quả hơn.
Súng có trọng lượng 1,12kg do đa số các thành phần được làm tự thép nên có độ bền cực cao. Chiều dài súng 206mm, chiều dài nóng 120mm. Súng sử dụng nhiều loại đạn khác nhau tùy theo từng phiên bản, các hộp tiếp đạn có cơ số từ 12 tới 26 viên. Tầm bắn hiệu quả của súng dao động khoảng 50m.