Các hòn đảo thường được mệnh danh là những "viên ngọc trai" của Trái Đất, bởi nó mang lại rất nhiều lợi ích cho con người, từ nơi có thể định cư có đến những nơi có thể làm bến đỗ tàu, nơi hạ cánh máy bay, thậm chí có thể là nơi xây dựng những căn cứ quân sự.
Trên đại dương bao la, một vùng đất nổi lên giữa những làn sóng xanh, và khi được con người để ý tới, chúng có thể trở thành nơi có thể đậu và bổ sung tàu, máy bay có thể hạ cánh, xây dựng những cơ sở nghỉ dưỡng... Những viên “ngọc trai” này được xuất hiện ở khắp mọi nơi trên Trái Đất theo một cách khéo léo, và mang lại nhiều lợi ích cho con người.
Vậy làm thế nào mà những hòn đảo được sinh ra? Trên thực tế, dựa trên hiểu biết hiện tại của chúng ta, các hòn đảo được chia thành bốn loại: đảo đất liền (hay đảo lục địa), đảo núi lửa, đảo san hô và đảo phù sa.
Đảo lục địa là một phần đất đai nằm trên thềm lục địa của một lục địa nào đó, ví dụ: Nằm trên thềm lục địa Châu Âu có đảo Anh, đảo Ireland, đảo Sicilia; Nằm trên thềm lục địa Châu Mỹ có đảo Greenland; Nằm trên thềm lục địa Châu Á có đảo Sumatra, đảo Kalimantan.
Đảo đất liền là một hòn đảo nhô cao kéo dài từ đất liền ra đại dương. Các đảo lớn nhất thế giới về cơ bản đều là các đảo đất liền. Nó được hình thành vì ba lý do:
Một là sự chuyển động của lớp vỏ Trái Đất khiên cho phần tiếp giáp giữa nó và đại lục bị sụp đổ thành một eo biển, và phần đất ban đầu nối với đất liền bị nước biển ngăn cách và trở thành một hòn đảo. Greenland và Ireland, Kalimantan, Madagascar và các đảo lớn nhất thế giới, quần đảo Nhật Bản, quần đảo Anh, quần đảo Mã Lai và các quần đảo khác như đảo Đài Loan, đảo Hải Nam đều được hình thành theo cách này.
Thứ hai là hòn đảo được hình thành bởi moraine. Trong thời kỳ băng hà cổ đại hoạt động của các sông băng cuốn theo một lượng lớn các mảnh vụn và trầm tích được tích tụ ở hạ lưu, về sau, khi khí hậu ấm dần lên, các sông băng tan chảy, mực nước biển dâng cao, các lớp bồi tụ moraine không bị nhấn chìm sẽ trở thành các đảo. Các hòn đảo nhỏ ngoài khơi bờ biển Na Uy, Biển Baltic, biên giới phía đông của Hoa Kỳ và Canada được hình thành theo cách này.
Thứ ba là biển xói mòn đảo. Nó rất gần với đất liền, và cả hai có cùng độ cao, chỉ cách nhau một eo biển hẹp; eo biển này là kết quả của sự bào mòn của sóng trong những năm qua. Những hòn đảo như vậy có số lượng ít và kích thước nhỏ.
Đảo núi lửa là những hòn đảo được hình thành do sự hoạt động của núi lửa, phun trào ra dung nham. Khối lượng lớn dung nham được phun lên, sau đó nguội dần, tạo thành những hòn đảo.
Nó là phần lộ ra của một ngọn núi lửa dưới nước. Hòn đảo này có một vẻ ngoài lộng lẫy, rõ ràng là khác với các đảo đất liền và đảo san hô. Lúc đầu, núi lửa chìm dưới nước, nhưng sau những đợt phun trào liên tục, magma tích tụ dần và cuối cùng nhô lên khỏi mặt nước.
Mauna Kea là một hòn đảo, đồng thời cũng là đỉnh cao nhất của dãy núi lửa ngầm tại Hawaii, với độ cao của nó tính từ mặt nước biển là 4.205 mét và phần dưới nước là 5.998 mét, tổng chiều cao của nó là 10.203 mét. Iceland, hòn đảo lớn thứ mười tám trên thế giới với diện tích 103.000 km vuông, được hình thành do sự phun trào của hàng nghìn ngọn núi lửa ngầm. Quần đảo Hawaii trên thực tế cũng được hình thành bởi một loạt vụ phun trào núi lửa dưới nước. Quần đảo Aleutian được sắp xếp theo hình vòng cung, cũng được hình thành do sự phun trào của một loạt núi lửa ngầm hình vành khuyên.
Đảo san hô chỉ tồn tại ở các vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới, được hình thành từ khung san hô và các sinh vật có liên quan với san hô. Loại đảo này thường gặp ở những khu vực biển nông hoặc xung quanh đảo núi lửa.
Trong những điều kiện thích hợp, phải mất 1.000 năm để những đảo san hô phát triển cao 36 mét, và nó sẽ ngừng phát triển khi chạm đến dòng thủy triều cao của biển. Sau đó, những biến đổi địa chất đặc biết sẽ khiến cho những hòn đảo này nhô cao lên khỏi mặt nước và trở thành đảo.
Diện tích các rạn san hô trên thế giới hiện nay là 27 triệu km vuông, tương đương với diện tích gộp lại của Châu Âu và Nam Mỹ, nhưng hầu hết chúng đều chìm dưới nước.
Quần đảo Caroline và quần đảo Marshall ở Thái Bình Dương, Maldives ở Ấn Độ Dương... đều là những đảo san hô điển hình.
Đảo phù sa thường nằm ở cửa ra của một con sông lớn hoặc ở phía ngoài của bờ biển đồng bằng, và là một vùng đất mới được hình thành do sự tích tụ của trầm tích sông hoặc các dòng hải lưu.
Đảo phù sa lớn nhất thế giới là đảo Marajo, nằm ở cửa sông của sông Amazon, con sông lớn nhất thế giới, với diện tích 400.000 km vuông, được xếp hạng là hòn đảo lớn thứ 30 trên thế giới. Đảo Trùng Minh và Đảo Trường Hưng ở cửa sông Dương Tử ở Trung Quốc và các đảo biệt lập ở cửa sông Hoàng Hà đều là đảo phù sa. Đảo Sable ở bờ biển phía đông Canada, Cape Trass ở bờ biển phía đông Hoa Kỳ và dải cát Bắc Giang Tô ở Trung Quốc đều là những bãi cát được hình thành do sự tích tụ của các dòng hải lưu và gió. Với những hòn đảo phù sa nhỏ thì vị trí và kích thước của chúng thường không cố định, thường thay đổi theo mùa. Ví dụ điển hình nhất để chúng ta hình dung là những bãi bồi giữa sông hồng.
Ngoài 4 loại đảo trên do thiên nhiên hình thành, con người cũng đã sử dụng khoa học công nghệ hiện đại để xây dựng các đảo nhân tạo. Những hòn đảo như vậy tuy ít về số lượng và quy mô nhỏ, nhưng chúng có ý nghĩa kinh tế to lớn và nhiều triển vọng. Trong tương lai, chúng ta sẽ loại bỏ các đảo cát, xây dựng các thân nổi bằng thép khổng lồ, và xây dựng các nhà máy, phòng triển lãm, công viên, khách sạn và thậm chí là những thành phố trên biển, mở rộng đáng kể cơ sở cho các hoạt động của con người.