Tại đất nước này, quay cóp, gian lận thi cử thôi cũng có thể bị... bỏ tù

  •  
  • 2.961

Chính bởi rất đề cao lĩnh vực giáo dục mà đất nước này đã ra cả điều luật "bỏ tù" học sinh, sinh viên nào có hành vi gian lận thi cử.

Đã là học sinh thì chắc hẳn bạn đã từng 1 lần quay cóp hay gian lận trong bài thi. Tùy theo mức độ nghiêm trọng mà hình phạt được đưa ra cho những gian lận thi cử này khá đa dạng - nào là trừ 50% số điểm bài làm, viết bản kiểm điểm hay đình chỉ thi...

Là học sinh, ai cũng đã từng một lần quay cóp, đúng không nào?
Là học sinh, ai cũng đã từng một lần quay cóp, đúng không nào?

Nhưng bạn có tin được không khi có 1 nơi trên thế giới - bạn chỉ cần gian lận thi cử, quay cóp bài trong kì thi thôi cũng có thể bị... bỏ tù cơ đấy!

Và đất nước được nhắc tới ở đây chính là Bangladesh. Luôn đề cao tri thức nên chính quyền Bangladesh cho rằng, bất kỳ hành vi lừa dối nào trong học đường cũng bị coi là "tội ác".

Và cũng chính bởi không một ai thích mình bị dối lừa cả, thế nên vào năm 1992, các nhà làm luật của Nghị viện nước này đã ban hành các điều luật liên quan đến hành vi quay cóp, gian lận trong thi cử.

Theo The New Straits Times, điều luật này được đưa ra sau khi 3 kỳ thi liên tiếp ở đất nước này bị buộc hủy bỏ do phần đề thi bị rò rỉ.

Tại Bangladesh, bất kỳ hành vi lừa dối nào trong học đường cũng bị coi là "tội ác".
Tại Bangladesh, bất kỳ hành vi lừa dối nào trong học đường cũng bị coi là "tội ác".

Chính vì thế, giới chức trách của Bangladesh vô cùng nghiêm túc trong việc đưa ra điều luật nghiêm cấm học sinh, sinh viên nơi đây gian lận trong thi cử.

Theo đó, nếu như bị phát hiện sử dụng phao trong khi thi cử, học sinh, sinh viên phải đối mặt với nguy cơ đuổi học vĩnh viễn.

Tình huống xấu nhất là những học sinh trên 15 tuổi có thể bị bỏ tù vì hành vi gian lận của mình. Tùy vào mức độ nguy hiểm mà hình phạt đưa ra là tù vài tháng đến cả năm.

Mặc dù điều luật này khá nghiêm trọng nhưng chính quyền Bangladesh hy vọng rằng, điều này sẽ giúp cho học sinh, sinh viên nơi đây học được tính trung thực, biết sợ hãi, tuân theo pháp luật và hạn chế việc trở thành những kẻ tội phạm tiềm năng trong tương lai.

Tình huống xấu nhất là những học sinh trên 15 tuổi có thể bị bỏ tù vì hành vi gian lận của mình.
Tình huống xấu nhất là những học sinh trên 15 tuổi có thể bị bỏ tù vì hành vi gian lận của mình.

Ngoài ra, vào năm 2006, Bangladesh cũng thông qua bộ luật Lao động quy định trẻ em dưới 14 tuổi bị cấm làm việc trong các nhà máy để ngăn ngừa sự bóc lột lao động trẻ em.

Bộ luật cũng quy định trẻ em bắt buộc phải đi học để nâng cao tầm quan trọng của giáo dục.

Cập nhật: 18/09/2017 Theo Trí Thức Trẻ
  • 2.961