Bài viết dưới đây về hành vi nhìn chằm chằm vào người khác có lẽ sẽ là một bằng chứng giúp chúng ta bớt ác cảm về điều được cho là bất lịch sự này. Bởi đó là một cơ chế hết sức tự nhiên của não bộ con người.
Trước khi đi sâu vào vấn đề, hãy cùng nhắc lại một vấn đề được nhiều người công nhận: dù vô tình hay hữu ý, dù bối cảnh hay biểu cảm của bạn ra sao thì trong hầu hết các nền văn hoá, hành vi nhìn chằm chằm luôn khiến cho chúng ta cảm thấy không thoải mái. Khẳng định này có thể sẽ không đúng nếu bạn là một người được người khác nể sợ, nhưng về thực tế, việc bị nhìn chằm chằm sẽ làm giải độ tự tin của đối tượng. Chính bởi vậy, những hành vi khiến người khác nổi trội khỏi đám đông thường sẽ bị coi là các động thái không mong muốn.
Dù vô tình hay cố ý, hành vi nhìn chằm chằm luôn khiến cho chúng ta cảm thấy không thoải mái.
Nhưng tất nhiên, nếu lời giải thích chỉ có vậy thì bài viết này sẽ chẳng có gì là thú vị cả. Nó cũng không thể trả lời được tại sao chúng ta lại tin rằng việc nhìn chằm chằm là một hành vi bất lịch sự, và nó cũng chẳng thể tạo ra được một chút nhỏ khả năng thay đổi những ác cảm của chúng ta về hành vi ấy. Bởi vậy, ta sẽ cùng đi sâu hơn bằng những nội dung về tâm lí học nghiên cứu về hành động nhìn chằm chằm của con người dưới đây.
Đầu tiên, bạn nên biết rằng bộ não con người thích việc chia nhóm. Là nam hay nữ? Vậy này lớn hay nhỏ? An toàn hay không? Đó đều là những cân nhắc được thực hiện một cách tự nhiên và liên tục trong bộ não chúng ta. Những cân nhắc này được tự động thực nhiên ngay khi chúng ta nhìn nhận và xử lí không gian quanh mình. Quá trình phân nhóm này cũng sẽ tự động diễn ra khi chúng ta kẽ liếc nhìn một người lạ mặt, lúc này não bộ sẽ kiểm tra các bộ phận trên khuôn mặt như mắt, mũi và miệng của người đó.
Và vấn đề nảy ra khi mà chúng ta phát hiện ra một điều gì đó không bình thường, ví dụ như một vết chàm lớn hoặc một vết sẹo ở trên môi người đó chẳng hạn, não bộ sẽ rơi vào trạng thái quá tải quá trình quét và quên sẽ không còn nhanh chóng như lúc bình thường nữa. Hành động khẽ liếc nhìn sẽ trở thành nhìn chằm chằm vào người đó. Có người cho rằng đây là một hành động tốt trong chuỗi những cơ chế để tồn tại, nó giúp ta phân loại người vừa nhìn thấy vào các nhóm như gia đình, bộ lạc, hoặc kẻ thù. Cơ chế này có thể là một công cụ giúp chúng tránh phải đối mặt với kẻ thù.
Đó là về mặt ý nghĩa sinh học, bây giờ chúng ta sẽ bàn luận xem đâu là lí do việc nhìn chằm chằm người khác được cho là bất lịch sự. Hành vi nhìn chằm chằm thể hiện suy nghĩ rằng người này khác thường hoặc nhìn lạ mặt. Hành vi này đặc biệt mang tính tiêu cực đối với những người khuyết tật hoặc mang những đặc điểm bên ngoài về văn hoá hoặc chủng tộc khác với chúng ta. Nhưng có một bài nghiên cứu đã đưa ra luận cứ về việc nhìn chằm chằm vào những thành phần thiểu số ấy lại không mang nhiều hàm ý đánh giá hay phán xét bằng phần mục đích nhằm thấu hiểu đối phương.
Hành vi nhìn chằm chằm thể hiện suy nghĩ rằng người này khác thường hoặc nhìn lạ mặt.
Cuộc nghiên cứu này được thực hiện vào năm 2012 tại trường Đại học Nam California với đối tượng tham gia bao gồm những người bị khuyết tật, cả do tác nhân bên ngoài lẫn tác nhân di truyền. Các nhà nghiên cứu đã nhận thấy rằng, khi quan sát một người khuyết tật hoạt động tay, bộ não con người ngay lập tức trở nên yên lặng. Còn khi được quan sát một người khuyết tật chi do tác nhân di truyền, bộ não con người ngay lập tức hoạt động mạnh, nhưng điều thú vị là khi tiếp tục quan sát, nó sẽ dần trở nên yên lặng hơn, ngang với mức độ yên lặng ở trường hợp một.
Điều này có ý nghĩa rằng khi chứng kiến những người khác chúng ta về vẻ ngoài, não bộ, thay vì đánh giá và phán xét, nó lại dần học hỏi để biết cảm thông. Tuy nhiên đây không phải là cái cớ để bạn có thể tuỳ ý nhìn chằm chằm ai thì nhìn, mà đó là cách hiểu mới về hành vi này của trẻ em. Mỗi lần chúng nhìn chằm chằm vào những người khác lạ với chúng, đó hoàn toàn có thể là một lần chúng được học về thế giới quanh mình.