Tên lửa Sarmat của Nga có gì đặc biệt?

  •  
  • 837

Tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-28 Sarmat (còn gọi là tên lửa Sarmat) vừa trải qua đợt phóng thử lần cuối ngày 20/4 vừa qua trước khi đưa vào biên chế trong nay mai. Có thể mô tả vắn tắt về Sarmat như thế này: kích thước cực lớn, mang theo khối lượng đầu đạn tối đa 10 tấn, tương đương 10-15 đầu đạn hạt nhân hoặc phương tiện bay siêu vượt âm.

Các đầu đạn có tốc độ tối đa hơn 25.000km/h, sử dụng hệ thống dẫn đường độc lập để tấn công nhiều mục tiêu khác nhau, cũng như có thể tự chuyển hướng trong giai đoạn hồi quyển để tránh bị đánh chặn.

Đợt phóng thử Sarmat hôm 20/4 vừa qua.
Đợt phóng thử Sarmat hôm 20/4 vừa qua.

So sánh các đầu đạn tên lửa

Tổng thống Nga Vladimir Putin nói về tên lửa này như sau: "Tên lửa mới có các đặc tính kỹ chiến thuật hàng đầu và có thể xuyên thủng mọi hệ thống phòng thủ chống tên lửa hiện đại. Thế giới không hề có tên lửa nào tương tự và sẽ không có như vậy trong một thời gian dài".

Trên truyền hình Nga, tướng Sergey Karakaev, tư lệnh Lực lượng Tên lửa Chiến lược nói: "Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) Sarmat là hệ thống vũ khí hoàn toàn khác biệt. Nó mạnh hơn nhiều so với tên lửa đẩy của đầu đạn Avangard hiện nay. Quá trình phát triển Sarmat đã tính tới khả năng tên lửa có thể mang được nhiều đầu đạn Avangard. Chưa nước nào đưa vũ khí tương tự vào biên chế, nhưng chúng ta đã làm được".

Phải chăng đây là "mẹ hát con khen hay"? hay Sarmat có thực lực đáng nể như vậy?

Các chuyên gia quân sự quốc tế đã đặt Sarmat lên bàn cân với đối thủ Minuteman-III của Mỹ và kết quả như sau:

Cụ thể: mỗi quả đạn Sarmat dài 35,5m, có đường kính 3m, mang lượng nhiên liệu nặng 178 tấn và đạt tầm bắn trên 18.000km. Quan chức Nga giấu tên cho biết đầu đạn cơ bản của Sarmat mạnh tương đương 50 triệu tấn thuốc nổ TNT, được trang bị nhiều loại mồi bẫy để đánh lừa hệ thống phòng thủ đối phương. Các đầu đạn có tốc độ tối đa hơn 25.000km/h, sử dụng hệ thống dẫn đường độc lập để tấn công nhiều mục tiêu khác nhau, cũng như có thể tự chuyển hướng trong giai đoạn hồi quyển để tránh bị đánh chặn.

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Minuteman III
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Minuteman III trong cuộc thử nghiệm tại Căn cứ Không quân Vandenberg, California, Mỹ hồi tháng 8/2017. Ảnh: Reuters

Trong khi đó, siêu tên lửa Minuteman III của Mỹ cũng từng được đánh giá là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mạnh nhất thế giới, với tầm bắn vượt trội.

Loại tên lửa này có có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, tầm bắn hơn 9.660 km/h với tốc độ di chuyển lên tới 24.000 km/h.

Minuteman III được nghiên cứu phát triển từ những năm 1950 và chính thức được đưa vào biên chế từ năm 1962. Minuteman III đã được cải tiến 2 lần vào cuối thập niên 1990 và đầu những năm 2000 nhằm kéo dài tuổi thọ cho đến năm 2030.

Dự án siêu tên lửa Sarmat được Nga khởi động năm 2011 để thay thế dòng R-36M lạc hậu, vụ phóng hoàn chỉnh đầu tiên được tiến hành hơn 10 năm sau. Nga sẽ đưa tên lửa này vào biên chế quân đội Nga cuối năm nay.

Cập nhật: 06/05/2022 Theo VnReview
  • 837