Phân tích thành phần trong ruột của hóa thạch một con khủng long còn nhỏ được gìn giữ tốt khác thường cho thấy bữa ăn cuối cùng cả nó bao gồm rất nhiều lá cây được nhai kỹ và tiêu hóa thành mẩu nhỏ.
Theo Justin S. Tweet, hóa thạch Brachylophosaurus canadensis aka "Leonardo” là trường hợp thứ hai mà thành phần trong ruột của một loài khủng long ăn lá cây được chứng minh rõ ràng. Justin là nghiên cứu sinh thuộc đại học Colorado tại Boulder. Justin đưa ra quan điểm khi đang nghiên cứu hóa thạch cùng với các cộng sự trong đó bao gồm nhà cổ sinh vật học Karen Chin.
Hình minh họa Leonardo – hóa thạch khủng long mỏ vịt 77 triệu năm tuổi. (Ảnh: Bảo tàng khoa học tự nhiên Houston) |
Hóa thạch khủng long được tìm thấy ở nơi gọi là Judith River Formation ở Montana. Nó sẽ được trưng bày trước công chúng vào thứ 6 tại Bảo tàng khoa học tự nhiên Houston. Triển lãm mang tên “Xác khủng long: Nghiên cứu khoa học kỷ Phấn Trắng”.
Trên số báo đăng tải tháng 9 tờ PALAIOS, cơ quan ngôn luận của Hội địa chất trầm tích, các tác giả viết rằng: “Tìm hiểu của chúng tôi cho thấy con khủng long brachylophosaur chưa trưởng thành phát hiện tại Judith River Formation có chế độ ăn chủ yếu là lá cây vào thời điểm trước khi nó chết”.
Lớp da và những cái vảy
Theo một phân tích mới Leonardo – hóa thạch khủng long mỏ vịt 77 triệu năm tuổi được gìn giữ cẩn thận – có lẽ chỉ ăn lá là chủ yếu. (Ảnh: Bảo tàng khoa học tự nhiên Houston) |
Leonardo là con khủng long mỏ vịt đã được 77 triệu năm tuổi, những phần còn lại của nó được bao phủ bởi lớp da hóa thạch có họa tiết. Mẫu vật đã mang lại cho các nhà khoa học thông tin kiếm có về phần cơ thể bên trong con khủng long. Công nghệ kỹ thuật số cùng với kỹ thuật quét tia X đã giúp các nhà cổ sinh vật học tái dựng hình ảnh của Leonardo, những gì nó ăn, khối lượng cơ bắp cũng như chuyển động các chi của nó.
Phân tích phấn hoa trong ruột của mẫu vật cũng tiết lộ rằng con khủng long ăn nhiều loại thực vật, trong đó có cây dương xỉ, cây lá kim và thực vật có hoa. Mặc dù phấn hoa có thể được ăn vào bụng khi con khủng long uống nước, nhưng các mẩu lá nhỏ (dài chưa đầy 5 mm) đã chỉ ra rằng Leonardo là một con vật ăn lá to lớn.
Da trên cánh tay Leonardo, hóa thạch khủng long mỏ vịt 77 triệu năm tuổi. (Ảnh: Bảo tàng khoa học tự nhiên Houston) |
Loài khủng long Hadrosaur chắc chắn có khả năng xử lý thức ăn thành các mẩu nhỏ do chúng thường xuyên thay răng và nghiến hàm kèn kẹt.
Phân tích phải chứng minh được lá cây trong ruột của con khủng long chính là bữa ăn cuối cùng của nó chứ không phải là từ một vật liệu nào xâm nhập và cơ thể hay chảy vào ruột sau khi nó chết. Trên thực tế Leonardo được chôn nhanh chóng và không bị loài chim ăn xác thối quấy nhiễu, nên khoang bên trong cơ thể của nó dường như vẫn còn nguyên vẹn. Ít nhất 12% vật chất trong ruột của con khủng long đã chết có nguồn gốc hữu cơ, ví dụ như lá cây. Phần còn lại là đất sét và đá mạt. Một số chất vô cơ có lẽ đã chảy vào cơ thể sau khi nó chết.
Theo Tweet, nói chúng điều thú vị nhất của nghiên cứu chính là việc tìm ra loại vật chất thực sự có trong ruột.
Phần thân của Leonardo, hóa thạch khủng long mỏ vịt 77 triệu năm tuổi. (Ảnh: Bảo tàng khoa học tự nhiên Houston) |
Ông nói: “Điều này rất hiếm đối với khủng long, chúng ta vẫn thường phải khái quát về tập tính ăn uống của chúng dựa trên giải phẫu hộp sọ”.
Nghiên cứu được Đại học Colorado, Bảo tàng lịch sử tự nhiên, và Hội địa chất nghiên cứu sinh Hoa Kỳ tài trợ thông qua trợ cấp.
Máy nghiền thức ăn
Phụ trách khoa cổ sinh vật học Robert T. Bakker thuộc Bảo tàng khoa học tự nhiên Houston, một trong những nhà khoa học nghiên cứu hóa thạch, nói rằng khủng long mỏ vịt như Leonardo có mỏ và hàm lớn với nhiều răng nhỏ (khoảng 800 chiếc). Những cái răng đó dùng để nghiền thực vật và các phần thức ăn cứng trong đó có lá kim, vỏ cây và cành con giống như một chiếc máy xay vậy.
Thành phần trong đường dạ dày – ruột được chế biến nhờ dịch tiêu hóa và các vi khuẩn.
Cánh tay của Leonardo. (Ảnh: Bảo tàng khoa học tự nhiên Houston) |
Leonardo có lớp da giống như phần chân dưới của con đà điểu Châu Phi hay các loại chim lớn khác. Nhưng ở phần trước mắt cá chân và ống quyển của nó, lớp da trở nên rất dày giống như lớp áo giáp bảo vệ nó khi đi qua các bụi rậm.
Hóa thạch được phát hiện vào mùa hè năm 2000 trong chuyến thám hiểm đến một trại chăn nuôi gia súc nằm cách phía bắc Malta, Mont. 15 dặm. Leonardo được đặt tên theo bức vẽ graphitô ở một tảng đá gần đó với dòng chữ: “Leornard Webb yêu Geneva Jordan 1916”.
Triển lãm tại bảo tàng Houston cũng trưng bày “xác ướp” khủng long icthyosaur với thành phần trong ruột cùng 4 con khủng long con bên trong cơ thể nó, nó cũng là lớp da con khủng long ba sừng được duy nhất được phát hiện. Ngày khai mạc triển lãm bị hoãn lại một tuần do sự cố mất điện và điều kiện của vùng Houston sau cơn bão Ike. Leonardo và các mẫu vật triển lãm khác đều không bị nguy hại.