Thoát khỏi cá sấu, linh dương không ngờ "thần chết" đã rình sẵn trên bờ

  •  
  • 1.150

Đoạn video ghi lại cảnh con linh dương xấu số không chỉ gặp một, mà tới hai kẻ thù "thiên địch" trong tự nhiên, khiến nó không có cách nào sống sót.

Mở đầu đoạn video, con linh dương đang mải mê uống nước, thì bất chợt bị một con cá sấu chồm lên khỏi mặt nước, rồi ngoạm vào chân sau của nó.

Vô cùng bất ngờ, linh dương hoảng loạn tìm mọi cách để nhảy lên bờ. Trong khi đó, con cá sấu cùng dùng hết sức để kéo con mồi xuống nước.

May mắn cho linh dương, đó là kích thước của con cá sấu dường như không quá lớn, nên nó không đủ sức nhấn chìm con mồi. Sau một lúc vật lộn, linh dương tìm thấy cơ hội ngàn vàng khi cá sấu nới lỏng hàm răng, và tìm được cách để nhảy vọt lên bờ.

Tuy nhiên, vận may của nó không kéo dài được lâu, vì chỉ vài giây sau khi thoát khỏi mặt nước, một con thú săn mồi khác đã bất ngờ xuất hiện - đó chính là báo đốm.

Hóa ra, con vật đã rình sẵn trong bụi cây từ lâu, và mong chờ linh dương sẽ có một cú vượt thoát ngoạn mục khỏi cá sấu.

Ngay khi con vật chưa kịp lấy lại hơi sức, báo đốm lập tức lao đến cực nhanh, và kết liễu gọn gàng con linh dương trước sự kinh ngạc của những người chứng kiến.

Linh dương vừa thoát khỏi cá sấu đã rơi vào tay báo đốm.
Linh dương vừa thoát khỏi cá sấu đã rơi vào tay báo đốm.

Linh dương Impala có lẽ là loài động vật ăn cỏ có nhiều thiên địch nhất trong tự nhiên, khi luôn bị những thú săn mồi như sư tử, báo đốm, chó hoang, linh cẩu, cá sấu... rình rập.

Đánh đổi lại, chúng được tự nhiên ban phú cho tốc độ và sự linh hoạt, khi được xem là động vật ăn cỏ nhanh nhẹn bậc nhất trên đồng cỏ châu Phi. Theo đó, một số cá thể có thể tăng tốc lên tới xấp xỉ 100 km/h, hoặc chạy duy trì ở tốc độ 48 km/h trong nhiều tiếng.

Rất ít loài thú săn mồi có thể rượt bắt một con linh dương khi nó đã đạt tốc độ cực đại. Chưa kể tới việc trong quá trình rượt đuổi, linh dương thường hay thay đổi hướng chạy khiến kẻ săn mồi luôn gặp khó khăn.

Bởi vậy, những con thú săn mồi nếu muốn thành công, đều phải tiếp cận linh dương ở cự ly gần, sau đó tấn công chớp nhoáng khiến nó không kịp trở tay.

Linh dương đực thường có cặp sừng dài, cong về phía trước, giúp chúng tự vệ hiệu quả trước các loài thú săn mồi. Tuy nhiên, thứ vũ khí này trở nên vô dụng khi linh dương bị bao vây, hoặc bị tấn công bất ngờ từ phía sau.

Cập nhật: 15/10/2021 Theo Dân Trí
  • 1.150