Chắc hẳn bạn đã có ít nhất một ý niệm nào đó về Ai Cập, tuy nhiên, còn rất nhiều điều thú vị hơn về Ai Cập cổ đại mà bạn chưa từng biết đến.
Khi mọi người nói về thời cổ đại, về cơ bản họ hình dung tới sự xuất hiện của những người không mặc hoặc mặc rất ít trang phục trên người đi thu hoạch mùa màng và tin vào những linh hồn ma quỷ hay những lời nguyền.
Nhưng đó là những định kiến sống trong tâm trí chúng ta. Cuộc sống của người Ai Cập cổ đại bận rộn đến mức ngay cả những người sống ngày nay cũng phải ngạc nhiên.
Các pharaoh Ai Cập có cách đuổi ruồi khá độc đáo, đó là bôi mật ong lên cơ thể những người nô lệ đứng gần mình. Ruồi bị mật ong thu hút nên sẽ bâu đầy vào người nô lệ đó và không làm phiền các pharaoh.
Cả hai giới đều thích đánh những lớp trang điểm dày bởi họ tin rằng làm như vậy sẽ được thần linh bảo vệ. Những mỹ phẩm này được tạo ra bằng cách nghiền những loại quặng, thường có màu xanh (làm từ đồng) hoặc đen (làm từ chì).
Người Ai Cập tin rằng, lớp trang điểm có công dụng chữa lành vết thương hay phòng ngừa bệnh một cách kỳ diệu. Cụ thể, mỹ phẩm làm từ chì ở dọc bờ sông Nile giúp người dân thời đó phòng ngừa bệnh nhiễm trùng mắt.
Tuy nhiên, ít ai biết rằng mục đích ban đầu của lớp trang điểm đó là để chống nắng.
Trẻ em Ai Cập cổ đại không mặc quần áo cho tới khi chúng đến tuổi vị thành niên, khoảng 12 – 13 tuổi. Theo quan niệm của người Ai Cập cổ, trẻ em chẳng cần phải che đậy cơ thể. Và một lí do quan trọng nữa là vì thời tiết ở Ai cập quá nóng.
Rất ít người từng nhìn thấy mái tóc thật của pharaoh. Chỉ có những người rất thân thiết trong gia đình mới được chiêm ngưỡng. Các pharaoh không bao giờ để lộ tóc thật trước công chúng. Các vị vua Ai cập luôn đeo mặt nạ cho tóc và những chiếc mặt nạ tóc đều được làm từ vàng ròng.
Vào thời Ai Cập cổ đại, nhìn vào kiểu tóc có thể biết được địa vị xã hội của mỗi người. Người giàu thường đội tóc giả trong khi những tầng lớp khác để tóc dài tự nhiên hoặc tết đuôi sam phía sau.
Những cậu bé Ai Cập dưới 12 tuổi thường cạo trọc đầu để chống nóng và tránh chấy rận.
Người Ai Cập cổ đại tin rằng trái đất tròn và phẳng như một chiếc đĩa và sông Nile chảy qua tâm của trái đất.
Xét về địa vị xã hội, phụ nữ Ai Cập được cho là có vị thế thấp hơn người đàn ông. Tuy nhiên, họ vẫn được thừa nhận quyền bình đẳng và được tôn trọng về mặt tài chính và pháp luật.
Họ được quyền mua bán tài sản, thậm chí là đứng tên trên những bản hợp đồng pháp lý, ly hôn và tái hôn. Mặc dù phụ nữ Ai Cập ít khi đi làm nhưng nếu đi làm, họ được trả lương ngang bằng với đàn ông.
Trong quá trình ướp xác, não sẽ được lấy ra qua đường mũi. Các bộ phận khác sẽ được lấy ra khỏi cơ thể và bỏ vào lọ. Chỉ có duy nhất một bộ phận được để lại trong cơ thể là trái tim vì người Ai Cập cổ đại tin rằng trái tim chứa linh hồn.
Trên thực tế, nữ hoàng Cleopatra, vị pharaoh cuối cùng với sắc đẹp khuynh đảo cả thành Cairo không phải là người Ai Cập mà là người gốc Hy Lạp. Mặc dù sinh ra ở Alexandria nhưng nữ hoàng Cleopatra lại là thành viên trong gia tộc người Macedonia (Hy Lạp).
Bà là hậu duệ cuối cùng của triều đại Ptolemy I là một trong những “phụ tá” đáng tin cậy nhất của Alexander Đại đế.
Trái với những suy đoán trước đây cho rằng nô lệ chính là lực lượng chủ chốt xây dựng kim tự tháp, các nhà khoa học, khảo cổ học đã tìm ra bằng chứng chứng minh kim tự tháp là do chính quyền thuê lao động và trả công tương xứng.
Nhà sử học người Hy Lạp Herodotus là người đầu tiên đưa ra quan điểm chính nô lệ là lực lượng xây dựng kim tự tháp. Tuy nhiên, hầu hết các nhà sử học hiện đại đều bác quan điểm đó.
Trong số các thú cưng, mèo là loài mà người Ai Cập sùng bái nhất. Khi một chú mèo chết, cả gia đình chủ nhân sẽ đưa tang như đưa tang người thân, đồng thời cạo lông mày để tưởng niệm tới linh hồn con vật.
Vật dụng không thể thiếu đối với giấc ngủ của người Ai Cập cổ đại chính là chiếc gối làm từ đá. Chiếc gối này khá cao và chắc chắn chả êm đềm gì.
Trong hơn hai thế kỷ, người Ai Cập đã chiến đấu chống lại Đế chế Hittite để giành quyền kiểm soát các vùng đất ở Syria ngày nay. Xung đột đã dẫn đến những cuộc giao tranh đẫm máu như Trận chiến Kadesh năm 1274 trước Công nguyên.
Tuy nhiên, vào thời của pharaoh Ramses II, hai bên vẫn bất phân thắng bại. Với việc cả người Ai Cập và người Hittite đều phải đối mặt với các mối đe dọa từ các dân tộc khác, vào năm 1259 trước Công nguyên, Ramses II và Vua Hittite Hattusili III đã thương lượng một hiệp ước hòa bình. Thỏa thuận này đã chấm dứt xung đột và thiết lập quy định rằng hai vương quốc sẽ hỗ trợ lẫn nhau trong trường hợp một trong hai nước bị xâm lược. Hiệp ước Ai Cập-Hittite hiện được công nhận là một trong những hiệp định hòa bình đầu tiên trên thế giới.
Mặc dù người dân Ai Cập coi pharaoh như một vị thần sống, nhưng những người công nhân tại đây không hề ngại biểu tình để có môi trường làm việc tốt hơn. Vào thế kỷ 12 trước Công nguyên, dưới thời trị vì của pharaoh Ramses III, những người lao động tham gia xây dựng nghĩa địa hoàng gia ở Deir el-Medina đã tổ chức một cuộc đình công do không nhận được khoản tiền lương như thường lệ. Đây được ghi nhận là cuộc đình công đầu tiên trong lịch sử.
Các công nhân biết đình công để đòi quyền lợi cho mình.
Để biểu tình, các công nhân tập trung tại một ngôi đền gần nơi là việc và không chịu rời đi cho đến khi yêu cầu của mình được chấp thuận. Kết quả, những công nhân này đã nhận được lương của mình.
Trong các tác phẩm nghệ thuật, các vị vua tại Ai Cập thường được thể hiện đẹp như tượng tạc nhưng điều này là khó có thật. Trên thực tế, chế độ ăn với thực phẩm đa phần là bia, rượu, bánh mì và mật ong của người Ai Cập có hàm lượng đường cao.
Các Pharaoh có xu hướng thừa cân.
Bên cạnh đó, các cuộc nghiên cứu xác ướp cũng cho thấy rằng nhiều pharaohs có dấu hiệu thừa cân, thậm chí còn mắc bệnh tiểu đường. Một ví dụ đáng chú ý là Nữ hoàng Hatshepsut huyền thoại, người sống ở thế kỷ 15 trước Công nguyên.
Ngoài những điều trên, dưới đây là những sự thật hấp dẫn về người Ai Cập có thể bạn ngạc nhiên:
Tất cả các nghiên cứu được thực hiện trên chụp cắt lớp. Nó có thể giúp tìm hiểu về tuổi, giới tính, vị trí xã hội của xác ướp, những bệnh mà người đó mắc phải trong suốt cuộc đời, chế độ dinh dưỡng của họ và nhiều thứ khác.