Tìm hiểu về bệnh nghiến răng

Cách giúp bạn ngừng nghiến răng khi ngủ
  •  
  • 4.957

Nghiến răng là một loại bệnh mà trong khi ngủ, người bệnh nghiến răng một cách vô thức. Nó thường khó phát hiện, chỉ khi có người nằm cạnh nghe thấy và nói thì người bệnh mới biết. Chắc chắn rằng nhiều người cho rằng đó chỉ là một hiện tượng tự nhiên phát sinh khi ngủ, mà không hề biết rằng nó hình thành do chịu nhiều tác động của bên ngoài và gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng cho cơ thể.

Người mắc bệnh nghiến răng dễ gặp phải các biến chứng về răng như: mòn răng, mỏi cơ, răng lung lay, hỏng răng,…. Điều này gây ảnh hưởng tới sức khỏe và vẻ đẹp thẩm mỹ của mọi người.

Hậu quả của nghiến răng trong lúc ngủ

Nghiến răng không chỉ khiến răng bạn hư tổn. Nếu bị nghiến răng mãn tính, bạn có thể nghiến răng tới 40 phút mỗi giờ khi ngủ. Điều đó đủ để gây ra đau đầu và đau quai hàm khi thức dậy, và nếu tình trạng này tiếp diễn từ đêm này qua đêm khác, nó có thể làm hỏng hàm của bạn vĩnh viễn.

Nghiến răng có thể gây ra đau đầu và đau quai hàm khi thức dậy.
Nghiến răng có thể gây ra đau đầu và đau quai hàm khi thức dậy.

Các nhà nghiên cứu ước tính rằng 20% người nghiến răng bị rối loạn khớp thái dương hàm (TMD). Khớp thái dương hàm nối hàm với hộp sọ, giúp bạn ăn, nhai và nói chuyện. Nhưng khi bạn nghiến răng không ngừng, các khớp này sẽ làm việc quá sức, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự chuyển động của khớp thái dương hàm. Một số triệu chứng của TMD:

  • Đau ở mặt, vùng khớp hàm, cổ, vai và trong hoặc xung quanh tai khi bạn nhai, nói hoặc mở rộng miệng.
  • Nhiều khi bạn cảm thấy khớp như bị mắc kẹt, khó mở miệng hoặc đóng miệng.
  • Nghe thấy âm thanh trong khớp hàm khi bạn mở hoặc đóng miệng hoặc nhai.
  • Khó nhai hoặc cắn như thể răng trên và răng dưới không khớp với nhau.
  • Bạn cũng có thể bị sưng mặt, đau răng, nhức đầu, đau cổ, chóng mặt, đau tai, đau vai trên và ù tai.

Một nghiên cứu cho thấy rằng khi các khớp này hoạt động nhiều, chúng sẽ to ra, khiến khuôn mặt bạn trông vuông và nam tính hơn. Hơn nữa, âm thanh nghiến răng có thể đủ làm tổn thương thính giác. Một nghiên cứu với 400 sinh viên đại học đã chỉ ra mối tương quan mạnh mẽ giữa nghiến răng và ù tai. Thường thì ù tai là biểu hiện của tình trạng tổn thương thính giác nghiêm trọng.

Nhưng có lẽ phần đáng sợ nhất trong tất cả là nghiến răng “vô hình” với chính bạn, trừ khi bạn cùng phòng nghe thấy bạn nghiến răng, nếu không bạn sẽ không thể tự nhận ra mình đang làm điều đó cho đến khi các tổn thương xảy ra. Và rất có thể, bạn hiện tại bạn đang nghiến răng mỗi đêm mà bạn không biết. Ước tính 85 đến 90% dân số sẽ nghiến răng ở một mức độ nào đó.

Infographic dưới đây tổng hợp chi tiết những nguyên nhân và cách điều trị bệnh nghiến răng.

Tìm hiểu về bệnh nghiến răng

Một số cách giúp bạn hạn chế được tật nghiến răng khi ngủ:

Hạn chế sử dụng thức uống chứa caffeine và cồn

Caffeine sẽ gây khó khăn trong việc thư giãn khi ngủ. Đồ uống có cồn làm cho giấc ngủ không sâu và dẫn đến hiện tượng nghiến răng.

Biện pháp đơn giản nhất là thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày của bạn. Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp ích cho cơ thể hơn là dùng nhiều thức ăn nhanh, bánh kẹo và đồ uống có gas.

Giảm mức độ căng thẳng

Stress là một nguyên nhân phổ biến của tật nghiến răng. Bạn có thể giải tỏa stress bằng cách tập thể dục, thiền định, yoga...

Ngừng nhai những thứ không phải đồ ăn

Stress là một nguyên nhân phổ biến của tật nghiến răng
Stress là một nguyên nhân phổ biến của tật nghiến răng.

Một số người có thói quen nhai bút hoặc các loại vật dụng khác. Điều này gây ra tật nhai không kiểm soát dẫn đến việc nghiến răng. Thói quen này còn khiến vi khuẩn xâm nhập vào miệng, làm rối loạn hoạt động khoang miệng. Bạn có thể nhai kẹo cao su hoặc kẹo bạc hà để thay đổi dần.

Bổ sung canxi và magie

Cơ thể thiếu canxi và magie ảnh hưởng đến cơ và hệ thần kinh dẫn đến việc nghiến răng khi ngủ.

Thư giãn đúng cách trước khi ngủ

Uống trà thảo mộc, ví dụ như trà hoa cúc, xoa bóp cổ, vai và mặt trước khi ngủ giúp tâm trí cùng với cả cơ thể được thư giãn và cảm thấy thoải mái hơn.

Sử dụng dụng cụ bảo vệ miệng

Dụng cụ bằng silicone bảo vệ răng miệng được sử dụng trong y tế và thẩm mỹ giúp bạn khắc phục tật nghiến răng. Thời gian đầu khó sử dụng nhưng sẽ phù hợp với những ai mắc tật nghiến răng trong khi ngủ.

Cập nhật: 02/01/2020 Theo Tinh Tế/VNE
  • 4.957