Ceres là hành tinh lùn nhỏ nhất được biết trong Hệ Mặt trời và là hành tinh lùn duy nhất trong vành đai tiểu hành tinh chính ở khoảng giữa sao Mộc và sao Hỏa.
Hành tinh lùn này được Giuseppe Piazzi phát hiện vào ngày 1/1/1801 và được đặt tên theo nữ thần Hy Lạp Ceres – nữ thần của cây cỏ, mùa màng và tình mẫu tử. Trong một nửa thế kỷ nó được cho là hành tinh thứ 8.
Hình ảnh Ceres chụp từ tàu Dawn ngày 19/2/2015.
Với đường kính khoảng 950km (590 mi), Ceres là vật thể lớn nhất và nặng nhất trong vành đai chính, và chiếm 32% tổng khối lượng vành đai chính. Các quan sát gần đây xác định được nó có dạng hình cầu, không giống như hình dạng bất định của các vật thể nhỏ hơn với lực hấp dẫn yếu hơn. Bề mặt của Ceres có thể là một hỗn hợp của băng nước và các khoáng vật hydratkhác nhau như carbonat và sét. Ceres có biểu hiện phân dị thành lõi đá và manti băng, có thể có đại dương nước lỏng bên dưới bề mặt của nó.
Từ Trái Đất, cấp sao biểu kiến của Ceres vào khoảng 6,7 đến 9,3, và do đó lúc sáng nhất nó vẫn bị rất mờ khi nhìn bằng mắt thường. Vào ngày 27 tháng 9 năm 2007, NASA đã phóng tàu Dawn để thám hiểm Vesta (2011–2012) và Ceres (2015).
Với đường kính khoảng 950km, Ceres là thiên thể lớn nhất và nặng nhất trong vành đai tiểu hành tinh, và chứa khoảng 1/3 tổng khối lượng của vành đai. Các quan sát gần đây đã cho thấy Ceres có hình cầu, không như các thiên thể nhỏ hơn với các hình dạng không đều.
Quỹ đạo của Ceres.
Bề mặt của Ceres có lẽ cấu tạo bởi hỗn hợp của băng và nhiều loại khoáng vật ngậm nước như các cacbonat và đất sét.
Tháng 1/2014, các kết quả quan sát của kính viễn vọng Herschel thuộc Cơ quan vũ trụ châu Âu chỉ ra rằng trên bề mặt Ceres có dấu hiệu của hơi nước.