Tìm ra nguyên nhân tuyệt chủng Devon muộn

  •  
  • 812

Các nhà khoa học dường như đã phát hiện được nguyên nhân dẫn đến sự kiện tuyệt chủng Devon muộn, xảy ra khoảng 359 triệu năm về trước. Điều đáng chú ý là “thủ phạm” gây ra sự kiện này không đến từ Hệ Mặt trời.

Nhóm các nhà vật lý thiên văn ở ĐH Illinois Urbana-Champaign cho rằng, “thủ phạm” gây ra tuyệt chủng Devon muộn có thể là ngôi sao đang chết, nổ tung trong một thiên hà xa xôi. Đây là một thuyết mới, có thể mở ra góc nhìn mới đối với sự kiện tuyệt chủng Devon muộn.

Trong quá khứ, một số sự kiện tuyệt chủng các loài chỉ do các yếu tố trên Trái đất gây ra, chẳng hạn như các vụ phun trào núi lửa. Có thể xảy ra trường hợp “thủ phạm” là tiểu hành tinh. Thế nhưng mối đe dọa từ vũ trụ có thể đến từ nhiều nơi.

Sinh vật kỷ Devon
Sinh vật kỷ Devon.

“Thông điệp khẩn cấp từ nghiên cứu của chúng tôi là sự sống trên Trái đất không bị cách ly. Chúng ta là những công dân của vũ trụ lớn hơn, còn vũ trụ can thiệp vào cuộc sống của chúng ta, thường là không thể nhận thấy, nhưng đôi khi rất mãnh liệt” - ông Brian Fields, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết như vậy.

Trong công trình của mình, nhóm nghiên cứu của Fields khảo sát khả năng sự sụt giảm nồng độ ozone trùng khớp với sự tuyệt chủng Devon muộn không phải là kết quả của phun trào núi lửa hoặc nóng lên toàn cầu. Thay vào đó, thảm họa đa dạng sinh học có thể do các nguồn vật lý thiên văn gây ra.

Bức xạ từ một siêu tân tinh ở cách chúng ta khoảng 65 năm ánh sáng có thể là nguyên nhân khởi đầu sự kiện tuyệt chủng Devon muộn trên hành tinh của chúng ta.

Đây là lần đầu tiên, các nhà khoa học đưa ra kết luận liên quan đến tuyệt chủng như vậy. Từ lâu, các nhà khoa học đã xem xét những hậu quả tiềm tàng gây tuyệt chủng từ các siêu tân tinh ở gần Trái đất. Quan điểm cho rằng siêu tân tinh có thể gây ra tuyệt chủng bắt đầu xuất hiện từ những năm 50 thế kỷ trước. Cách đây chưa lâu, các nhà khoa học lại tranh luận về “khoảng cách gây chết chóc” của những sự kiện này - đó là khoảng cách 25 - 50 triệu năm ánh sáng.

Nhóm của Fields đưa ra gợi ý rằng, các ngôi sao bùng nổ ở khoảng cách xa có thể có ảnh hưởng nguy hiểm đến sự sống trên Trái đất. “Các siêu tân tinh có thể là nguồn trực tiếp phát ra các photon i-on hóa, các bức xạ UV, gamma và roentgen.

Vụ nổ siêu tân tinh có thể tạo ra xung chấn, thúc đẩy các hạt bay đi nhanh hơn. Bằng cách này, các siêu tân tinh tạo ra bức xạ vũ trụ, tức là các hạt nhân nguyên tử được tăng tốc mạnh. Các hạt mang điện có thể đã ghé thăm Trái đất trong khoảng 100.000 năm” – nhà khoa học Fields cho biết.

Bức xạ vũ trụ có thể đủ mạnh để làm suy kiệt tầng ozone và gây ra phơi nhiễm bức xạ lâu dài đối với các dạng sống bên trong sinh quyển Trái đất. Điều này trùng khớp với các chứng cớ suy giảm đa dạng sinh học giữa kỷ Devon.

Quan điểm cho rằng vụ nổ siêu tân tinh gây ra sự kiện tuyệt chủng Devon muộn mới chỉ là giả thuyết. Chưa có bất kỳ chứng cớ nào có thể khẳng định điều này.

Cập nhật: 28/08/2020 Theo GDTĐ
  • 812