Các nhà khảo cổ sinh vật học Mỹ vừa tìm thấy mẫu xương hóa thạch của loài khủng long lớn nhất thế giới ở Mỹ (khi trưởng thành loài khủng long này có chiều dài 18m và nặng 30 tấn).
Bảo tàng Rockies ở tiểu bang Montana và bảo tàng bang Pennsylvania (Mỹ) đã miêu quá trình thu lượm được hai đốt sống khổng lồ và một xương đùi của các nhà khảo cổ ở New Mexico từ năm 2003 - 2006 trên một tờ báo giấy.
Căn cứ vào mẫu xương có được, các nhà nghiên cứu cho rằng đây là xương của khủng long chân ngắn mang tên Alamosaurus sanjuanensis. Và là loài khủng long ăn thực vật cổ dài sống kỷ Jura ở vùng tây nam nước Mỹ và Mexixo cách ngày nay khoảng 69 triệu năm.
Hai nhà nghiên cứu khủng long đứng cạnh đốt sống cổ của khủng
long Alamosaurus tại trường ĐH Montana State. (Ảnh: Daily Mail)
Với phát hiện mới này không chỉ chứng minh loài khủng long ăn thực vật Alamosaurus là loài khủng long lớn nhất thế giới có nguồn gốc từ Bắc Mỹ.
Trước đó, nhiều di vật khảo cổ quan trọng khác đã được khai quật trong khoảng từ 10 - 15 năm qua, gồm những loài quần thể động vật mới như loài khủng long ăn thịt có chân ngắn và đuôi dài bị mất nhiều răng trong khi ăn xác của khủng long Alamosaurus.
Răng của loài khủng long ăn thịt chân ngắn đuôi dài đã phát
hiện với xương của khủng long Alamosaurus. (Ảnh: Daily Mail)
Những phát hiện gần đây của các nhà cổ sinh vật tại Bảo tàng Rockies còn chỉ ra bằng chứng quan trọng về sự trưởng thành và sinh trưởng của loài khủng long trong quá trình tiến hóa thời tiền sử.
Bên cạnh đó, tìm thấy xương của loài khủng long ăn thực vật Alamosaurus lớn nhất thế giới mở ra quá trình nghiên cứu mới về nguồn gốc và sự trưởng thành của loài khủng long trong thế giới động vật thường rất khác nhau.