Theo thống kê của UNESCO vào năm 2020, chỉ có 30% các nhà nghiên cứu khoa học trên thế giới là phụ nữ. Rõ ràng, đây là lĩnh vực mà các nhà khoa học nữ thường rất khó để khẳng định bản thân.
Nói đến những nhà khoa học vĩ đại nhất mọi thời đại, chúng ta nghĩ ngay tới Albert Einstein, Isaac Newton hay Thomas Edison. Đó đều là những nhà khoa học đã có những khám phá đáng chú ý và làm thay đổi cách chúng ta nhìn nhận thế giới.
Theo thống kê của tổ chức UNESCO vào năm 2020, chỉ có 30% các nhà nghiên cứu khoa học trên thế giới là phụ nữ. Rõ ràng, trong một lĩnh vực mà nam giới chiếm tỷ trọng rất lớn, thì các nhà khoa học nữ thường rất khó để khẳng định bản thân. Một phần vì họ có quá nhiều thứ để đánh đổi.
Định kiến cũng là một rào cản lớn. Xuyên suốt lịch sử, chúng ta từng thấy nhiều lần các nhà nữ khoa học bị gạt ra khỏi danh sách, dù họ cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể trong khoa học. Mãi cho đến gần đây, các nhà khoa học nữ mới dần thoát ra khỏi cái bóng của lịch sử, để chứng tỏ cho thế giới thấy được năng lực của bản thân.
Nhà vật lý, nhà hóa học
. Bà được coi là người tiên phong trong việc nghiên cứu về tính phóng xạ.
Marie Skłodowska - Curie là một nhà vật lý và hóa học người Pháp gốc Ba Lan. Bà được coi là người tiên phong trong việc nghiên cứu về tính phóng xạ, kỹ thuật để cô lập đồng vị phóng xạ và phát hiện ra hai nguyên tố, polonium và radium.
Sau khi nhập quốc tịch Pháp, Marie Skłodowska - Curie đã sử dụng cả hai họ, vì bà không bao giờ quên đi bản sắc của dân tộc Ba Lan. Marie cũng đã dạy cho con gái học tiếng Ba Lan, và đưa chúng đi thăm quê hương mình.
Tình yêu quê hương của bà Marie còn được thể hiện thông qua việc đặt tên cho nguyên tố hóa học đầu tiên mà bà phát hiện ra là poloni, nghĩa là Ba Lan.
Đến nay, bà Marie không chỉ là người phụ nữ đầu tiên nhận giải Nobel, mà còn là nữ nhân duy nhất vinh dự giành được hai Giải Nobel trong hai lĩnh vực khác nhau - vật lý và hóa học.
"Tôi không bao giờ thấy những gì đã được thực hiện; tôi chỉ thấy những gì còn phải làm."
Nhà toán học
Bà được xem như là lập trình viên đầu tiên trong lịch sử.
Ada Lovelace - hay nữ Bá tước Lovelace được xem như là lập trình viên đầu tiên trong lịch sử nhờ những nghiên cứu của bà trong lĩnh vực tin học, dù giai đoạn này là rất lâu trước khi máy tính hiện đại được phát minh.
Ghi chú của bà về công cụ phân tích được Charles Babbage - cha đẻ của công nghệ máy tính, đề xuất và sử dụng như một thuật toán máy tính đầu tiên trên thế giới có thể lập trình được.
"Trí tưởng tượng chính là khoa học khám phá, là ưu việt. Điều đó đã giúp chúng ta thâm nhập vào những thế giới không nhìn thấy được xung quanh, thế giới của Khoa học."
Nhà nhân chủng học
Bà đã dành cả đời để đấu tranh bảo vệ môi trường xanh và sạch.
TS. Jane Goodall (88 tuổi) là một nhà linh trưởng học, tập tính học và nhân chủng học người Anh, đồng thời là sứ giả hòa bình của Liên Hợp Quốc - người đã dành cả đời để đấu tranh bảo vệ môi trường xanh và sạch.
Năm 1960, khi mới chỉ hơn 20 tuổi, bà đã đến Kenya, châu Phi để nghiên cứu về tập tính và đời sống của loài tinh tinh. Đến nay, bà đã có trên 40 năm sống và làm việc ở châu Phi và những nghiên cứu của bà được nhiều người đánh giá là "đã ảnh hưởng đến toàn thế giới nói chung và thế giới động vật nói riêng".
Ngày nay dù đã ở tuổi 81 và không còn làm việc trong rừng nữa, nhưng Jane vẫn tiếp tục làm việc bằng cách di chuyển suốt 300 ngày trong một năm để diễn thuyết nhằm nâng cao nhận thức của con người về môi trường, về tự nhiên và các loài động vật. Bất kể đi tới nước nào, bà cũng mang theo một chú khỉ bông cầm quả chuối để giúp bà nhớ tới Jubilee - người bạn thân thiết khi xưa của bà.
"Mẹ tôi từng nói với tôi: 'Nếu con thực sự muốn điều gì đó, con phải cố gắng và nỗ lực để giành được điều đó. Tận dụng những cơ hội mà con có và không bao giờ bỏ cuộc'. Tôi đã làm theo mà không một chút mảy may do dự".
Kỹ sư ngành hàng không vũ trụ
Guinn đang góp mặt trong dự án số 1 của NASA về chế tạo tên lửa mạnh nhất thế giới.
Tiera Guinn (22 tuổi) dù chưa tốt nghiệp Đại học, nhưng đã có những nghiên cứu đáng chú ý về khoa học tên lửa. Theo WBRC News, Guinn đang góp mặt trong dự án số 1 của NASA về việc chế tạo một trong những tên lửa lớn nhất và mạnh nhất thế giới.
Trước đó, Guinn nổi lên như là sinh viên chuyên ngành hàng không vũ trụ với điểm trung bình 5.0, người đồng thời là Kỹ sư phân tích và thiết kế cấu trúc tên lửa cho Hệ thống phóng vào không gian mà công ty hàng không vũ trụ Boeing đang xây dựng cho NASA.
"Bạn phải hướng tới ước mơ của mình và không để bất kỳ ai cản trở nó," Guinn nói. "Dù có khó khăn đến đâu, dù có khóc bao nhiêu nước mắt, bạn vẫn phải tiếp tục cố gắng. Và bạn phải hiểu rằng không có gì đến dễ dàng".
Nhà hóa sinh
Bà được coi là một trong những người phát minh ra công nghệ mRNA.
TS. Katalin Kariko (67 tuổi) là con gái của một người bán thịt ở Kisújszállás, một thị trấn cách Budapest (Hungary) 150 km về phía Đông. Bà từng mơ ước trở thành một nhà khoa học dù chưa gặp bất kỳ nhà khoa học nào.
Niềm đam mê với khoa học đưa bà đến với Đại học Szeged, tập trung vào đề tài nghiên cứu ARN thông tin (mARN). Khi đại dịch Covid-19 bùng nổ, công nghệ mới này đã cho thấy giá trị đích thực, khi đặt nền móng cho hai vaccine thành công do Pfizer-BioNTech và Moderna sản xuất, từ đó góp phần cứu sống hàng tỷ người trên thế giới khỏi đại dịch toàn cầu.
Bà Kariko cùng với hai cộng sự là Drew Weissman và Pieter R. Cullis đã đạt giải thưởng trị giá 3 triệu USD do Quỹ VinFuture trao vào tháng 1/2022 vừa qua tại Việt Nam.
"Một lời khuyên cho tất cả các nhà khoa học ngoài kia, đó là đừng bao giờ nghĩ rằng bạn đang làm việc cho một ông chủ nào đó. Thay vào đó, hãy nghĩ rằng bạn đang làm việc giúp ích cho cộng đồng. Có như vậy, bạn sẽ không bao giờ cảm thấy thất vọng hay hối tiếc vào những điều mình đã làm".