Top những "bứt phá" về khoa học công nghệ năm 2016

  •   4,77
  • 6.836

Năm 2016 sắp trôi qua với nhiều khó khăn, ảm đạm trên toàn Thế giới. Tuy nhiên với riêng giới khoa học công nghệ, năm 2016 lại có khá nhiều đột phá rất hứa hẹn, được tạp chí Popular Science thống kê dưới đây.

Gấu trúc không còn là loài thuộc diện "nguy cấp"

Gấu trúc không còn là loài thuộc diện "nguy cấp"
(Ảnh: George Lu/Flickr).

Hồi tháng 9/2016, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới đã hạ mức đe dọa đối với loài gấu trúc từ "nguy cấp" xuống "sắp nguy cấp". Tiên bộ trên đạt được là do số lượng cá thể gấu trúc còn lại được bảo vệ ổn định, trong khi đó quá trình nhân giống trong môi trường nuôi nhốt cũng diễn ra thuân lợi.

Bên cạnh gấu trúc cũng có nhiều loại khác tương tự, trong đó tiêu biểu có loài bướm chúa. Đây là những tín hiệu đáng mừng cho ngành sinh vật học thế giới.

Dự án SpaceX hạ cánh thành công tên lửa đẩy theo phương thẳng đứng

Dự án SpaceX hạ cánh thành công tên lửa đẩy theo phương thẳng đứng
(Ảnh: SpaceX)

Tháng 4/2016, dự án SpaceX đã làm nên lịch sử với việc lần đầu tiên thực hiện thành công quá trình hạ cánh một tên lửa đẩy xuống một bãi đáp nổi trên mặt biển.

Đây được xem là một bước tiến quan trọng đối với thám hiểm vũ trụ, bởi việc hạ cánh thành công xuống một bề mặt đang di chuyển sẽ giúp quá trình thu hồi tên lửa đẩy được thực hiện dễ dàng hơn, mở ra cơ hội tái sử dụng chúng trong tương lai, giúp chi phí du hành vũ trụ giảm tới 30%.

Công nghệ thực tế ảo cao cấp ngày một dễ dàng tiếp cận hơn

Công nghệ thực tế ảo cao cấp ngày một dễ dàng tiếp cận hơn
(Ảnh: Sam Kaplan)

Việc Sony tung ra sản phẩm kính VR của mình được cho là bước đi tiên phong giúp công nghệ VR trở nên "thân thiện" hơn với đa số người dùng.

Không kể các sản phẩm rẻ tiền, kém chất lượng, thiếu các tính năng quan trọng, các sản phẩm thực tế ảo cao cấp một là yêu cầu hệ thống phần cứng mạnh mẽ, các sản phẩm dạng độc lập thì lại quá đắt đỏ.

Chiếc kính VR của Sony tận dụng phần cứng của hệ thống giải trí PlayStation 4 của Sony và hoạt động theo cơ chế cắm-chạy rất thân thiện và dễ dàng sử dụng.

Lần đầu tiên thu được sóng hấp dẫn

Lần đầu tiên thu được sóng hấp dẫn
(Ảnh: R. Hurt - Caltech/JPL)

Sự kiện đài quan sát LIGO thu được sóng hấp dẫn từ vụ va chạm giữa 2 hố đen xảy ra từ 1,3 tỷ năm trước là một phát kiến mang tầm vóc thế kỷ diễn ra trong năm 2016.

Sóng hấp dẫn trước đó chỉ tồn tại trên lý thuyết và đây mới chỉ là lần đầu tiên con người có thể sử dụng máy móc để cảm nhận được chúng, mở ra cho các nhà khoa học một hướng hoàn toàn mới để nghiên cứu vũ trụ.

Hệ mặt trời của chúng ta có thể sắp có hành tinh thứ 9

Hệ mặt trời của chúng ta có thể sắp có hành tinh thứ 9
(Ảnh: NASA/JPL-Caltech)

Trong năm 2016, các nhà thiên văn học và khoa học cũng tìm ra được thêm nhiều chứng cứ cho thấy sự tồn tại của một "hành tinh" kích thước tương đương sao Hải vương, nằm ở rìa hệ mặt trời, ở khoảng cách xa gấp từ 10 đến 20 lần so với sao Diêm Vương.

Nếu được chứng minh hội đủ điều kiện là một "hành tinh", thiên thể trên sẽ khiến hệ mặt trời thêm một lần nữa có 9 hành tinh, sau khi sao Diêm Vương chính thức bị "giáng cấp" xuống "hành tinh lùn" vào năm 2005.

Hoàn thành phát triển vắc-xin sốt xuất huyết

Hoàn thành phát triển vắc-xin sốt xuất huyết
(Ảnh: Michael Schnaidt)

Mỗi năm trên Thế giới có 400 triệu người mắc sốt xuất huyết, căn bệnh do muỗi trung gian truyền, gây sốt cao, đau đầu nặng, nôn mửa và có thể dẫn tới tử vong.

Trong năm 2016, Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã bắt đầu ứng dụng loại vắc-xin mới để phòng bệnh sốt xuất huyết và quá trình tiêm chủng cho cộng đồng đã bắt đầu được tiến hành tại các "điểm nóng" của sốt xuất huyết như Brazil và Philippines.

Tìm ra "người hàng xóm" có thể có khả năng duy trì sự sống

Tìm ra "người hàng xóm" có thể có khả năng duy trì sự sống
(Ảnh: ESO/M. Kornmesser)

Các nhà thiên văn học trong năm nay đã phát hiện thấy ở hệ hành tinh gần nhất với hệ Mặt trời có một hành tinh kích thước tương tự trái đất, nằm trong "vành đai sự sống". Hành tinh có tên Proxima b là hành tinh gần nhất có các điều kiện để duy trì sự sống giống trái đất. Vì vậy nó được mệnh danh là "Trái đất thứ hai".

Viễn cảnh rời khỏi hệ Mặt trời và tới định cư tại một hệ sao khác thật đáng mơ ước, tuy nhiên đừng quên khả năng hành tinh trên không thể duy trì sự sống cũng là không nhỏ.

Hiện chúng ta cần một bộ óc phi phàm nào đó để có thể sớm phát minh ra các phương thức di chuyển siêu tốc mới, giúp thu hẹp khoảng cách rộng lớn ngoài vũ trụ.

Chuyến bay bằng năng lượng mặt trời vòng quanh Thế giới

Chuyến bay bằng năng lượng mặt trời vòng quanh Thế giới
(Ảnh: Solar Impulse/Revillard/Rezo.ch)

Các phi công Bertrand Piccard và Andre Borschberg điều khiển chiếc máy bay năng lượng mặt trời Solar Impulse 2 hạ cánh xuống Abu Dhabi, đánh dấu hoàn thành hành trình dài gần 42.000km vòng quanh Thế giới sử dụng hòn toàn năng lượng mặt trời.

Chuyến bay tuy không tạo ra đột phá nào có thể sớm áp dụng vào thực tế giao thông đường không, tuy nhiên các nhà tổ chức và 2 phi công hi vọng chiến tích của họ sẽ là niềm khích lệ phong trào nghiên cứu phát triển các phương tiện bay thân thiện với môi trường trong tương lai.

Lỗ hổng tầng ozone đang hồi phục dần

Lỗ hổng tầng ozone đang hồi phục dần
(Ảnh: NASA)

Lỗ hổng khổng lồ nằm ở Bắc cực của tầng ozone - lá chắn bảo vệ Trái đất và con người chúng ta khỏi tia UV nguy hiểm, đã giảm 1,5 triệu dăm vuông diện tích, tính từ năm 2000 tới nay. Đây là kết quả của nỗ lực toàn cầu nhằm giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Cập nhật: 25/11/2016 Theo vntinnhanh
  • 4,77
  • 6.836