Treo giải triệu "đô" cho bài toán thập kỷ

  •   3,711
  • 10.803

Một giám đốc ngân hàng tại Mỹ sẽ trao một triệu USD cho người giải thành công một bài toán mà các nhà toán học chưa tìm ra đáp án từ thập niên 80.

Hôm 4/6, Hiệp hội Toán học Mỹ (AMS) tuyên bố họ sẽ trao giải thưởng một triệu đôla cho lời giải của bài toán Giả thuyết Beal (một bài toán về lý thuyết số), Business Standards đưa tin.

Treo giải triệu "đô" cho bài toán thập kỷ
Ảnh minh họa: blogspot.com.

D. Andrew Beal - một giám đốc ngân hàng tại bang Texas, Mỹ - đã đưa ra giải thưởng Beal này lần đầu tiên vào năm 1997. Con số ban đầu là 5.000 USD và nó tăng dần theo thời gian.

Người phát ngôn của AMS Michael Breen cho rằng lời giải sẽ phức tạp hơn so với một bài toán tương tự - bài toán Định lý Fermat lớn. Giới toán học đã "bó tay" với nó trong vài trăm năm.

Cả Giả thuyết Beal và Định lý Fermat lớn đều là những ví dụ điển hình của nhiều tuyên bố trong lý thuyết số: rất dễ để phát biểu, nhưng vô cùng khó để chứng minh.

Beal là giám đốc ngân hàng, đồng thời cũng là một nhà toán học tự học và là người sáng lập giải thưởng Beal. Với việc công bố giải thưởng, ông muốn truyền cảm hứng tới thanh niên trong việc theo đuổi toán học và khoa học.

Một ủy ban do AMS chỉ định sẽ trao giải thưởng cho người tìm ra lời giải của Giả thuyết Beal hoặc phản bác nó. AMS giữ tiền thưởng cho tới khi họ tìm thấy người giải nó.

Giả thuyết Beal như sau:

Với a, b, c, x, y, z là các số nguyên dương và x, y, z lớn hơn 2, lời giải duy nhất của phương trình:

Ax+By=Cz

là bộ số a, b, c có ước chung khác 1. Ví dụ: 33+63=35 thì các cơ số đều có ước chung là 3.

Giả thuyết Beal tổng quát hơn cả Định lý Fermat lớn:

Không thể tìm ra 3 số nguyên dương a,b,c nào thỏa mãn được phương trình Ax + Bx = Cx với x là số nguyên dương lớn hơn 2.

Theo VNE
  • 3,711
  • 10.803