Trứng thằn lằn bay 120 triệu năm ở Trung Quốc

  •  
  • 1.887

5 quả trứng nguyên vẹn cùng nhiều hóa thạch thằn lằn bay trưởng thành được phát hiện ở lưu vực Turpan-Hami, phía nam dãy núi Thiên Sơn thuộc khu tự trị Tân Cương, tây bắc Trung Quốc.

Những quả trứng này mềm và dẻo, có lớp vỏ ngoài cứng, lớp màng bên trong dày và mềm, tương tự như trứng của một số loài rắn. Thằn lằn bay có thể đã vùi trứng dưới cát để bảo vệ chúng khỏi bị khô.

Trứng thằn lằn bay 120 triệu năm ở Trung Quốc
Một quả trứng nguyên vẹn được khai quật ở Tân Cương, Trung Quốc. (Ảnh: Live Science)

Các hóa thạch được xác định là thằn lằn bay trưởng thành, có sự khác biệt về kích cỡ, hình dạng và tình trạng của phần mào đầu. Nhóm chuyên gia nhận định đây là trứng và hóa thạch của loài thằn lằn bay mới, có tên khoa học là Hamipterus tianshanensis, được cho là chết cách đây khoảng 120 triệu năm, trong kỷ Phấn trắng. Hàng nghìn mẩu xương có thể vẫn đang bị lùi lớp ở khu vực này.

Live Science dẫn lời Xiaolin Wang, một nhà cổ sinh vật học thuộc Học viện Khoa học Bắc Kinh, cho biết hóa thạch thằn lằn bay vốn hiếm được phát hiện. Trước đó, các nhà khoa học mới chỉ phát hiện 4 quả trứng thằn lằn bay có dạng dẹt.

Trứng thằn lằn bay 120 triệu năm ở Trung Quốc
Hình ảnh mô phỏng một con thằn lằn bay Hamipterus tianshanensis. (Ảnh: Live Science)

Giống chim và dơi, thằn lằn bay cũng là loài động vật có xương sống biết bay, tuy nhiên khác biệt về bộ phận cánh. Cánh của chúng được cấu tạo bởi một màng da, cơ và các loại tế bào khác kéo dài từ chân đến ngón thứ 4 kéo dài.

Việc tìm thấy trứng ở gần xương của thằn lằn bay trưởng thành cho thấy có thể có một nơi trú ẩn của loài này ở gần khu vực khai quật. Phát hiện cũng cho thấy thằn lằn bay thường sống trong các nhóm lớn và thích sống bầy đàn.

Theo Vnexpress
  • 1.887