Truy tìm tông tích những quái nhện khổng lồ ăn thịt người thời cổ đại

  •  
  • 3.555

Liệu trong lịch sử Trái đất, có loài nhện nào sở hữu kích cỡ khủng khiếp ngang ngửa con người?

Trái đất trong quá khứ đã từng có những thời kỳ khí hậu toàn cầu ấm nóng, lượng oxy trong không khí dồi dào, tạo điều kiện cho các loài sinh vật phát triển đột biến.

Bằng chứng là hàng chục, hàng trăm triệu năm trước, Trái đất là lãnh địa của những sinh vật khổng lồ, mà nổi bật nhất là các loài bò sát. Có thể kể đến như khủng long, cá sấu Deinosuchus to ngang ngửa khủng long bạo chúa T-rex, hay quái trăn Titanoboa nặng gấp đôi huyền thoại Anaconda thời hiện đại.

Vậy còn nhện - một trong những loài săn mồi xuất sắc và đáng sợ nhất giới côn trùng thì sao? Trong quá khứ, đã từng có con quái nhện nào với kích thước đủ vĩ đại để tấn công được con người, giống như Aragog của Harry Potter, hay Shelob trong "Chúa nhẫn"?

Nhện khổng lồ Shelob trong loạt phim kinh điển "Chúa tể của những chiếc nhẫn".
Nhện khổng lồ Shelob trong loạt phim kinh điển "Chúa tể của những chiếc nhẫn".

Hay đàn nhện khổng lồ con của Aragog trong Harry Potter.
Hay đàn nhện khổng lồ con của Aragog trong Harry Potter.

Sự đáng sợ của một con nhện khổng lồ

Như đã nêu, nhện vốn là một trong những loài săn mồi xuất sắc nhất của giới côn trùng. Nhanh nhẹn, khả năng đặt bẫy thượng thừa bằng tơ, kèm theo nọc độc chết người, rất nhiều loài vật đã bị đưa vào danh sách món ăn của nhện.

Nếu như giữ nguyên được các phẩm chất ấy trong một cơ thể to lớn hơn, dám chắc rằng con người cũng không thể làm gì chúng.

Nhện vốn là một trong những loài săn mồi xuất sắc nhất của giới côn trùng.
Nhện vốn là một trong những loài săn mồi xuất sắc nhất của giới côn trùng.

Thậm chí chẳng cần đến nhện, nếu như một con kiến hay bọ ngựa khổng lồ xuất hiện thôi cũng đủ để khiến con người gặp rắc rối to rồi.

Nhưng chúng sẽ không bao giờ xuất hiện đâu...

Có một thực tế rằng từ trước đến nay, chưa khi nào con người tìm được dấu vết hóa thạch cho thấy sự tồn tại của một loài quái nhện khổng lồ. Hóa thạch nhện lớn nhất được tìm thấy vào năm 2011, với sải chân dài khoảng 15cm.

Hoá thạch nhện lớn nhất thế giới.
Hoá thạch nhện lớn nhất thế giới.

Con số ấy là khá khiêm tốn nếu so với những con "khổng nhện" thời hiện đại, như nhện thợ săn khổng lồ là 30cm. Nếu so về kích cỡ cơ thể, nó cũng thua xa nhện Goliath - loài nhện lớn nhất thế giới hiện nay.

Nhưng tại sao? Sự thực là không giống như bò sát, các loài côn trùng chỉ có thể lớn đến một kích cỡ nhất định. Nguyên nhân là vì chúng không có phổi, nên không thể tiếp nhận đủ oxy.

Nhện săn chim Goliath birdeater - loài nhện lớn nhất thế giới hiện nay.
Nhện săn chim Goliath birdeater - loài nhện lớn nhất thế giới hiện nay.

Không có phổi, côn trùng phải hình thành những ống khí quản nằm rải rác khắp cơ thể, với các nhánh rất nhỏ liên kết với nhau. Đó là cách để chúng vận chuyển oxy, và hiển nhiên những bộ phận cần nhiều năng lượng sẽ có nhiều ống hơn.

Tuy vậy, lượng oxy có thể chuyển qua các ống này thực sự rất hạn chế, không thể so sánh với các sinh vật thở bằng phổi. Đó chính lý do dù điều kiện khí hậu cực kỳ thuận lợi, nhện hay các loài côn trùng khác cũng không thể phát triển quá mức được.

Nhện to ngang mặt người cũng chưa thấy con nào...
Nhện to ngang mặt người cũng chưa thấy con nào...

Bên cạnh đó cũng cần biết rằng, dù nhện có thực sự tiến hóa để thở bằng phổi (hoặc mang giống như cá), nếu muốn đạt đến kích cỡ như con người, chúng cần phải có hình dạng khác chứ không thể như trên phim.

Lý do là vì theo vật lý học, trọng lượng của 1 vật tỉ lệ thuận với thể tích của nó. Ví dụ như một hình khối lập phương, khi tăng kích cỡ lên 5 lần, thể tích sẽ tăng 5^3 = 125 lần, và trọng lượng cũng vậy.

Hình khối lập phương

Nếu như một con nhện to bằng con người, tức là nó đã lớn hơn kích cỡ hiện tại cả trăm lần, trọng lượng tăng thêm cả triệu lần. Với quy mô như vậy thì trừ phi có phép màu, chúng thậm chí chẳng nhấc nổi chân, chứ đừng nói đến việc nhả tơ và "khè" con người.

Vĩnh viễn nằm trong tranh thôi con ạ...
Vĩnh viễn nằm trong tranh thôi con ạ...

Cập nhật: 14/09/2017 Theo Trí Thức Trẻ
  • 3.555