Frieda Felger, 97 tuổi khi bà tử tự, là một trong số rất nhiều người già ở Đức đã lựa chọn cách tự tử để kết thúc cuộc đời, nhưng có một trường hợp gây tranh cãi đó là liệu mọi người có nên được trợ giúp khi họ có quyết định tự tử?
Frieda tự tử vào ngày 28/11 thì đã tự quyết định tìm đến cái chết khi bà thấy cuộc sống của mình quá khổ sở. Vì bà hiện là một trong 5 người vẫn đang phải nhận sự giúp đỡ từ Roger Kusch, ông nguyên là bộ trưởng bộ tư pháp trước đây và giờ ông trở thành người ủng hộ cho việc tử tử không đau đớn.
Kusch tất nhiên là không trực tiếp trợ giúp việc tử tự của các nạn nhân vì đó được coi là bất hợp pháp theo luật pháp Đức.
Nhưng ông đang thực hiện việc quảng cáo cho dịch vụ “tư vấn tự tử” của ông chuyên cung cấp lời khuyên và trợ giúp cho những người có ý định tìm đến cái chết.
Ông quay phim đoạn bàn luận với các trường hợp ý định tự tử và sau đó đưa cho các báo đoạn video về khách hàng đầu tiên của ông áp dụng phương pháp của ông bằng cách uống một ly cốc tai kịch độc để chứng tỏ rằng hiện tại công việc của ông không chỉ còn là giả thuyết nữa.
Kusch đã từng bị chỉ trích như là một người theo chủ nghĩa dân tuý và người thích khiêu khích khi ông vẫn làm việc ở văn phòng tại Hamburg, hiện mỗi lần tư vấn của ông lên tới 8.000 Euro tương đương 10.110 Đô la.
Ông đã từng nói với AFP “Tôi cung cấp dịch vụ. Và trong xã hội của chúng ta nó có giá trị của nó và không thể cung cấp miễn phí được”. Và Frieda là người thứ 5 tự tử có sử dụng dịch vụ của ông.
Tư vấn tự tử. (Ảnh : media.ebaumsworld.com) |
Thực ra bà muốn chết trong ngôi nhà của bà thế nhưng do cảng sát đã tìm thấy máy tính của Kusch và phát hiện ra tên bà nên có thể tìm để ngăn bà tự sát, vì thế bà đã buộc phải tự vẫn ở trong khách sạn ở phía tây thị trấn Muelheim. Ông đã giải thích trên trang web của ông như vậy.
Ở Đức, cũng như ở rất nhiều nước Châu Âu, số vụ tự tử đang giảm ngoại trừ trường hợp của những người già, đặc biệt là đàn ông tuổi trên 75 theo như số liệu điều tra chính thức. Hơn 40% ca tự sát ở Đức năm ngoái tuổi trên 60 chiếm 3,993 trên tổng số 9.402--thậm chí nhóm tuổi này chiếm chỉ 1/4 dân số.
Theo như Christine Swientek, một nhà nghiên cứu về tình trạng tự tử thì các con số thực có thể còn cao hơn nhiều vì hầu hết các bác sĩ đều muốn an ủi nỗi đau của các gia đình và sự hỗ thẹn từ xã hội bằng cách đưa thêm nguyên nhân cái chết của người già như truỵ tim hơn là nói sự thực tự vẫn.
Rất nhiều trong số họ chọn việc tự vẫn khi họ bị ốm, hoặc thất vọng chán chường hoặc không đủ sẵn sang để “kết thúc cuộc đời họ trong ngôi nhà cô đơn của người già”.
“Một số người già kết thúc cuộc sống chỉ bởi vì họ mệt mỏi với cuộc sống.” Kusch nói. “Rất nhiều người hiện nay sống thọ hơn nhờ có sự phát triển trong y học. Nhưng sống đôi khi là không ý nghĩa. Và có nhiều người trên 80 tuổi và không muốn cuộc sống tiếp tục hơn nữa.”
Ông có tới “trên 100 ca xin trợ giúp” trong danh sách của ông thì có tới 2/3 trong số họ là trên 70 tuổi.
Nhưng cứ 5 trường hợp thì có một trường hợp chọn cách tư vấn của ông và chỉ có một trong số đó là ốm thực sự nghiêm trọng.
Frieda theo Kusch nói là thực sự già rồi. Bà sống trong sự hoang mang sụp đổ và không thể rời nhà một mình được. Bà đã chịu ảnh hưởng từ bệnh khó thở và hội chứng “chân không cử động được”
Thêm vào lập luận của Kusch, điều này đã làm tức giận các nhà chính trị, công nhân lao động và các cha sứ và đã làm nảy sinh một cuộc tranh cãi trên truyền hình về “sự thương mại hoá của dịch vụ trợ giúp tự vẫn”.
Vào tháng 7, Bundesrat, thượng viện quốc hội Đức đã kêu gọi “việc trợ giúp tự vẫn có tổ chức” hoặc “sự trợ giúp tự tử thương mại hoá” sẽ bị cấm. Còn hạ viện Bundestag thì vẫn ủng hộ coi đây là việc hợp pháp và có đạo đức.
Trong khi đó Kusch hứa ông sẽ tìm cách để tránh luật pháp có thể ngăn ông trợ giúp những người tìm kiếm đến cái chết.