Tại những vùng hoang mạc châu Phi, một con linh dương trút hơi thở cuối cùng vì bệnh lao. Nằm chết gần một hồ nước nhỏ, xác chết của con vật đe dọa gây ô nhiễm nguồn nước. Nhưng không sao vì đội vệ sinh sẽ đến nhanh thôi, đó chính là loài kền kền. Chỉ trong vài giờ, cái xác được "dọn" sạch sẽ, trước khi thịt thối làm nhiễm khuẩn nguồn nước. Đến bệnh lao cũng không thể đánh gục đám kền kền.
Kền kền là loài chim ăn xác chết.
Kền kền là loài chim ăn xác chết, chúng có thể ăn thịt động vật đã thối rữa. Mọi chất khi phân hủy đều chứa nhiều vi khuẩn độc hại, có thể gây bệnh hoặc ngộ độc nếu động vật hoặc con người ăn phải.
Tuy nhiên, trong dạ dày kền kền chứa axit rất mạnh (có độ PH gần bằng 0), giúp bảo vệ chúng khỏi vi khuẩn độc hại.
Nhưng dạ dày của chúng ta cũng chứa axit? Đúng là vậy, nhưng axit trong dạ dày kền kền mạnh hơn rất nhiều so với axit trong dạ dày người. Nó mạnh đến nỗi có thể ăn mòn một số kim loại.
Vì vậy, khi kền kền ăn xác thối, axit trong dạ dày của chúng sẽ tiêu diệt hầu hết vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm và các vấn đề về sức khỏe khác, giúp chúng an toàn sau bữa ăn. Dạ dày kền kền có khả năng loại bỏ rất nhiều mầm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như bệnh tả, bệnh than và bệnh dại khỏi hệ sinh thái châu Phi.
Dù kền kền có thể dễ dàng tiêu hóa chất thải tự nhiên nhưng chất hóa học nhân tạo lại là một vấn đề đối với chúng. Diclofenac, một loại thuốc thú y phổ biến cho gia súc ở Ấn Độ nhưng cực kì nguy hiểm cho kền kền. Vì tín ngưỡng địa phương cấm ăn thịt bò, nên kền kền sẽ ăn xác những con bò. Kể từ thập niên 1990, loại thuốc thú y này, cùng mối họa từ điện cao thế và suy giảm môi trường sống, đã làm giảm đến 95% số lượng kền kền tại khu vực này.
Ở châu Phi, những kẻ săn trộm cố tình tẩm độc xác thú để ngăn kền kền xuất hiện nhằm tránh làm lộ chỗ ẩn náu. Một xác thú tẩm độc có thể giết hơn 500 con kền kền. Hiện tại, hơn một nửa số loài kền kền đang gặp nguy hiểm.
Sự giảm số lượng kền kền đáng kể ở châu Á và châu Phi đã dẫn đến dịch bệnh dại ở Ấn Độ.
Ở những vùng kền kền tuyệt chủng, xác thú phải mất gấp ba lần thời gian để phân hủy. Khi đó cái xác sẽ gây ô nhiễm nguồn nước uống và các loài chó và chuột hoang sẽ truyền bệnh cho con người. Sự giảm số lượng kền kền đáng kể ở châu Á và châu Phi đã dẫn đến dịch bệnh dại ở Ấn Độ, khiến khoảng 20.000 người tử vong mỗi năm.
May thay, một số nơi đã nhận ra tầm quan trọng của kền kền. Các nhà bảo tồn đã vận động thành công để cấm các loại thuốc như Diclofenac, trong khi các nhà nghiên cứu đang tìm cách khôi phục số lượng kền kền qua các chương trình gây giống. Nhờ những động thái này, kền kền sẽ có thể tiếp tục vai trò góp phần bảo vệ hành tinh chúng ta.