Vì sao người Ai Cập cổ đại sùng bái hình tượng hoa sen?

  •  
  • 2.196

Hoa sen là biểu tượng có ý nghĩa quan trọng đối với nhiều nền văn minh trong lịch sử. Trong số này, biểu tượng hoa sen của người Ai Cập cổ đại tượng trưng cho Mặt Trời, khả năng sáng tạo và sự tái sinh.

Đối với người Ai Cập cổ đại, hoa sen là biểu tượng có ý nghĩa quan trọng trong đời sống văn hóa - tôn giáo.

3 loại hoa sen được trồng phổ biến ở Ai Cập thời cổ đại là sen trắng, sen xanh và sen hồng.
3 loại hoa sen được trồng phổ biến ở Ai Cập thời cổ đại là sen trắng, sen xanh và sen hồng.

Hoa sen được người Ai Cập trồng nhiều ở khu vực sông Nile. 3 loại hoa sen được trồng phổ biến ở Ai Cập thời cổ đại là sen trắng, sen xanh và sen hồng. Trong số này, hoa sen xanh lại phổ biến hơn và được miêu tả nhiều trong các loại hình nghệ thuật của Ai Cập thời cổ đại.

Cụ thể, người Ai Cập thời cổ đại quan niệm hoa sen tượng trưng cho Mặt Trời, khả năng sáng tạo và sự tái sinh. Hoa sen được người Ai Cập quan niệm là tượng trưng cho Mặt trời xuất phát từ việc Mặt trời mọc vào mỗi buổi sáng và lặn vào buổi tối. Hoa sen cũng vậy. Vào mỗi buổi sáng, hoa sen nở, tỏa hương thơm ngào ngạt và khép lại vào buổi tối.

Chính vì vậy, hoa sen cũng tượng trưng cho sự tái sinh. Xuất phát từ điều này, người Ai Cập sử dụng hoa sen để tượng trưng cho người chết khi bước sang thế giới bên kia và bắt đầu quá trình tái sinh.

Hoa sen xanh thường được người Ai Cập dâng lên nữ thần Hathor.
Hoa sen xanh thường được người Ai Cập dâng lên nữ thần Hathor.

Hoa sen, đặc biệt là hoa sen xanh thường được người Ai Cập dâng lên nữ thần Hathor. Vị thần này được miêu tả luôn xuất hiện với chiếc đĩa Mặt trời và cặp sừng bò trên đầu. Hathor là nữ thần của tình yêu, sắc đẹp, khả năng sinh sản, chữa bệnh và tái sinh.

Hình ảnh hoa sen cũng xuất hiện trong các loại hình nghệ thuật của Ai Cập thời cổ đại. Điều này cho thấy hoa sen có vai trò quan trọng trong đời sống của người Ai Cập.

Cập nhật: 09/10/2018 Theo kienthuc
  • 2.196