Videotex "điện toán hóa" truyền thông trước cả Internet

  •  
  • 68

Những năm 70 - 80 thế kỷ trước, thế giới đã biết đến loại dịch vụ mà người sử dụng phải trả trước một khoản phí nhất định để nhận các thông tin về chứng khoán, sản phẩm đấu giá... từ nhà cung cấp.

Trong bài viết "Cuộc đổ bộ khó tránh khỏi của Videotex", đăng trên trang Technology Review tháng 10/1985, chuyên gia Ralph ­Lowenstein thuộc Đại học Florida (Mỹ) mô tả các thuê bao sẽ nhận được bộ giải mã (decoder) có thể chuyển dữ liệu thành định dạng đọc được trên TV và một thiết bị cuối hỗ trợ họ lấy thông tin từ một máy tính trung tâm.

Cuộc đổ bộ đó đã diễn ra thế nào? ­Theo Lowenstein, "người sử dụng có thể ngay lập tức truy cập sách báo, tạp chí và tài liệu tham khảo... từ mọi thư viện hay nhà xuất bản nào trên thế giới. Trẻ em có thể lấy vài trang từ cuốn từ điển bách khoa toàn thư và bố mẹ chỉ phải trả tiền cho những trang đó mà không cần bỏ tiền mua cả cuốn sách. Họ còn còn có thể mua cổ phiếu, gửi tin nhắn, đặt vé và nhận các chẩn đoán y khoa... Videotex giúp mang cả kho kiến thức của thế giới vào từng gia đình hay doanh nghiệp".

Hiện nay, một số người vẫn nhầm lẫn Videotex là "tiền thân" của Internet. Nhưng thực ra, hai công nghệ này phát triển hoàn toàn độc lập và phản ánh các cách "điện toán hóa" truyền thông khác nhau

Những hệ thống Videotex như thế ở châu Âu đã gây ấn tượng mạnh với giới truyền thông Mỹ. Tuy nhiên, sau một vài thành công ban đầu, nhiều công ty Mỹ, tiêu biểu là ­Keyfax và Viewtron, đã thua lỗ hàng triệu USD. Điều này một phần do người sử dụng không được tự do lựa chọn nội dung mà nhà cung cấp dịch vụ đưa ra. Ngoài ra, vào thời điểm đó chỉ 18% hộ gia đình Mỹ có máy tính cá nhân và rất ít hệ thống được trang bị modem tương thích Videotex.

Hiện nay, một số người vẫn nhầm lẫn Videotex là "tiền thân" của Internet. Nhưng thực ra, hai công nghệ này phát triển hoàn toàn độc lập và phản ánh các cách "điện toán hóa" truyền thông khác nhau.

Theo Technology Review, VnExpress
  • 68