Các nhà khoa học của Liên hợp quốc cho biết họ đã tiêu diệt được loại virus gây tử vong ở bò. Nếu điều này được xác nhận thì đây là loại virus thứ hai sau đậu mùa được khống chế bởi con người.
Dịch bệnh xâm nhập vào Châu Phi vào cuối thế kỷ IXX
Virus gây bệnh tả là một loại Virus phổ biến ở Châu Á, Trung Đông, Châu Phi và Châu Á
Tổ chức nông lương liên hợp quốc (FAO) cho biết hiện nay họ đã tạm dừng việc theo dõi và nghiên loại virus này vì cơ bản nó đã được khống chế trên toàn thế giới.
Khi virus gây bệnh tả ở bò xâm nhập vào Châu Phi cuối thế kỷ 19 đã gây tử vong cho khoảng 80-90% số trâu bò ở lục địa này.
Việc tiêu diệt loại virus này có thể được xem như một thành tựu lớn trong lịch sử của ngành thú y giúp bảo đảm cuộc sống và kế sinh nhai cho hàng triệu người ngèo khổ trên thế giới.
John Anderson thành viên của viện nghiên cứu sức khoẻ động vật (IAH), tại Pirbright, Vương Quốc Anh, người đã tham gia vào chương trình khống chế virus gây bệnh tả ở trâu, bò cho biết: “Đối với nhiều người tham gia vào chương trình kiểm soát đại dịch, họ không dám ngĩ rằng có thể kiểm soát được loại virus này, nhưng trên thực tế chúng tôi đã làm được”.
Báo cáo mới nhất của FAO về chương trình khống chế virus gây bệnh tả cho biết: “Kể từ giữa năm 2010, loại virus này đã được khổng chế ở Châu Âu, Châu Á, Trung Đông, bán đảo Ả Rập và Châu Phi”. Đây là những khu vực bị thiệt hại nặng nề vì loại virus này.
Các tổ chức và cá nhân trên thế giới đang trông đợi một tuyên bố chính thức về việc khống chế loại virus này của tổ chức sức khoẻ động vật thế giới (OIE) vào năm tới.
Anderson và những đồng nghiệp của ông tại IAH đã phát triển một cách đơn giản để phát hiện ra trâu bò bị bệnh. Thử nghiệm này được sự hỗ trợ của phòng phát triển quốc tế, Anh. Những người nông dân cũng có thể tiến hành được phương pháp thử nghiệm này và cho kết quả đáng tin cậy chỉ trong vài phút. Phương pháp này đã cho thấy hiệu quả cao và đang được phổ biến trên toàn bộ Châu Phi.
Đó là một bước tiến quan trọng, để tiến tới giai đoạn cuối của chương trình là khống chế virus này tại Sudan và Somalia, những khu vực còn bị thiệt hại nặng nề vì loại virus này.
Mike Baron, thành viên của IAH trong một cuộc trả lời phỏng vấn của BBC News cho hay, việc di chuyển vào khu vực này vẫn còn rất nguy hiểm. Ông nói: “Các chuyên gia đang đào tạo người dân địa phương cách phát hiện bệnh và cung cấp vắc-xin. Họ sẽ tiếp cận những người dân du mục và tiêm vắc-xin cho những đàn gia xúc".
Virus gây bệnh tả ở trâu bò là một loại virus gây thiệt hại lớn nhất mà các nhà khoa học từng biết. 7 trong 10 con bò sẽ bị chết nếu nhiễm bệnh. Năm 1960, Walter Plowright một bác sĩ thú y đã phát minh ra một loại vắc-xin cho phép kiểm soát được loại dịch bệnh này. Nhưng do thiếu sự hợp tác và phòng bệnh không thường xuyên nên loại dịch bệnh này sau một thời gian lại xuất hiện.
Thành công của chương trình là sự thống nhất của các dự án khác nhau nhằm đối phó với dịch bệnh: “Đó là một thành tựu quan trọng bởi vì nó đề cao sự đoàn kết của con người, nhờ sự đoàn kết con người có thể làm được tất cả. Nó cũng đã tiêu diệt được bệnh dịch vốn là nỗi đe doạ, nỗi khiếp sợ lớn đối với đời sống của cong người” Baron cho hay.