Đó là lời của Anton Ivanov, Giám đốc Trung tâm Không gian của Skoltech, khi chứng kiến Yuri Gagarin bình tĩnh vào vị trí, chuẩn bị cho chuyến đi lịch sử.
Cách đây 60 năm, phi hành gia Yuri Gagarin đã làm nên lịch sử, mở đường cho hàng trăm phi hành gia theo chân ông bay vào không gian trong những thập kỷ tiếp theo.
Khi chờ con tàu Vostok-1 được phóng lên, câu nói nổi tiếng "Поехали!" ("Đi thôi!") của Gagarin cho thấy tính cách dám nghĩ dám làm của ông. Chính tính cách này cũng đã trở thành phương châm ngắn gọn trong các chuyến du hành của con người sau này.
Phi hành gia Yuri Gagarin. (Ảnh: Heritage).
Qua nhiều năm, cộng đồng thám hiểm không gian đã có những bước tiến lớn, bao gồm chuyến bay vận hành có phi hành đoàn đầu tiên, chuyến đi bộ ngoài không gian của các phi hành gia nữ đầu tiên và cuộc thí nghiệm cặp song sinh để kiểm tra tác động của môi trường trong không gian đối với con người. Trong hai anh em phi hành gia song sinh Scott và Mark Kelly, Mark sẽ ở Trái Đất và Scott sẽ bay lên vũ trụ.
Ngày 12/4 chính thức được công nhận là ngày Quốc tế Du hành vũ trụ của Nhân loại bởi Liên Hợp Quốc. Nhiều người yêu thích không gian vũ trụ cùng nhau tham gia vào một bữa tiệc không gian với phạm vi toàn cầu được biết đến với cái tên "Yuri's Night" để đánh dấu một dịp trọng đại.
"Tìm kiến sự vô tận đã khắc sâu vào mỗi chúng tôi, và du hành vào không gian là một cách thiết thực để nhận ra sứ mệnh khám phá vũ trụ phi thường này", ông Clément Fortin, Giáo sư Thực hành tại Trung tâm Không gian thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Skolkovo (Skoltech) ở Moscow, Nga, viết trong email.
Theo ông, thành tựu của Yuri Gagarin đã mở ra những khả năng lớn lao khác, dù khó để đạt được một cách cụ thể.
Chuyến du hành có phi hành đoàn đầu tiên là một cột mốc của toàn nhân loại, nhưng ngày phi hành gia Yuri Gagarin lần đầu bay vào không gian là một cộng hưởng đặc biệt đối với người dân nước Nga, những người coi Gagarin là vị anh hùng dân tộc đáng quý. Tên của ông được đặt cho nhiều tượng đài, tòa nhà và nhiều địa điểm trên khắp đất nước.
"Ở Nga có rất nhiều sự kiện được tổ chức vào ngày này. Chúng tôi sẽ tham gia vào các sự kiện giải thích về cách hoạt động của công nghệ không gian và tương lai khám phá vũ trụ như thế nào", ông Anton Ivanov, Giám đốc Trung tâm Không gian của Skoltech, trả lời trong một email.
Con tàu Vostok-1 đang phóng lên tại trạm Baikonur Cosmodrome, Kazakhstan.
Du hành vào vũ trụ của loài người là sự nỗ lực đã đạt được thành công trong 60 năm qua, nhưng cũng để lại sự nuối tiếc đối với nhiều người trẻ. Những thanh thiếu niên dưới 20 tuổi chưa từng trải qua khoảng thời gian không gian chưa được khám phá, khi chưa có con người trên quỹ đạo, vì khi đó trạm Vũ trụ Không gian (ISS) đã bị chiếm đóng kể từ ngày 2/11/2000.
Trước đó, trạm không gian Mir của Nga đã bay vào quỹ đạo Trái Đất từ 1986-2001, tiên phong cho những chuyến du hành có phi hành đoàn kéo dài nhiều ngày. Các nhà du hành vũ trụ Mir của Nga vẫn duy trì kỷ lục đứng thứ 3 trong lịch sử những chuyến du hành lâu nhất của loài người.
Trước chuyến bay của Gagarin cách đây 60 năm, chưa một ai đặt chân ra ngoài không gian. Chương trình không gian của Liên Xô đã đưa nhiều động vật lên không gian, như chú chó Laika nổi tiếng, con vật đầu tiên được bay quanh Trái Đất. Dù vậy, Gagarin vẫn phải đối mặt với thử thách hoàn toàn mới với những nguyên tắc lớn sẽ thay đổi toàn bộ lịch sử du hành vào vũ trụ, bất kể sứ mệnh như thế nào.
"Vào đầu những năm 60, công nghệ tên lửa vẫn chưa được hoàn thiện, dù trải qua nhiều lần kiểm tra, tên lửa đều bị nổ tung", ông Ivanov kể lại.
Theo ông, trước khi tàu của Gagarin được phóng lên, đã có nhiều lần phóng thất bại. Gagarin ngồi lên tàu như đang cưỡi lên một trái bom. Vì các phi hành gia đều biết rõ các số liệu thống kê, họ đã rất can đảm để bước lên con tàu Vostok-1 và thực hiện sứ mệnh của mình.
May mắn thay, sự dũng cảm của Gagarin và phi hành đoàn đã được đền đáp. Sau nhiều tiếng đồng hồ bên trong con tàu Vostok-1 trên bệ phóng, cuối cùng Gagarin đã được phóng lên không trung tại trạm phóng Baikonur Cosmodrome, Kazakhstan, vào lúc 6:07 giờ Phối hợp Quốc tế (UTC).
Gagarin đã bay vào quỹ đạo vài phút sau đó, duy trì thái độ bình tĩnh và tích cực trong suốt chuyến báy kéo dài 108 phút.
Buồng lái của con tàu Vostok-1 có dạng hình cầu được làm chủ yếu từ hợp kim nhôm và phủ bằng vật liệu mài mòn. Khác với các buồng lái hình viên nang ngày nay, con tàu chở Gagarin không được thiết kế để chạm đất an toàn.
Quả cầu kim loại nhỏ chỉ được trang bị một tùy chọn thoát mà Gagarin phải thao tác để được thả từ độ cao cách mặt đất khá xa, để ông có thể nhảy dù xuống nơi an toàn trong khi con tàu Vostok-1 tiếp đất riêng.
Sau khi hoàn thành một vòng bay quanh Trái Đất, con tàu Vostok-1 lại bay vào không gian. Lúc đó, Gagarin đã thành công thoát ra khỏi một cánh cửa mở và rơi xuống một vùng nông thôn ở Kazakhstan.
Con tàu chở Gagarin không được thiết kế tiếp đất an toàn nên ông phải nhảy dù để thoát khỏi con tàu trong khi tàu hạ cánh ở một nơi khác.
Dù nhiệm vụ đã thành công, đây vẫn là một sự mạo hiểm dựng tóc gáy. Trong một email, bà Anastasia Ilina, nhà sáng lập cộng đồng phổ biến vũ trụ Nga Space Flight và là điều phối viên dự án của Trung tâm Không gian Skoltech, đã miêu tả Vostok-1 là "chuyến bay vào nơi vô định, một chuyến bay không có sự đảm bảo nào".
"Trong suốt chuyến bay của Yuri Gagarin, chúng tôi gặp khó khăn lúc đóng cửa nắp phi thuyền, và sau khi phóng lên, con tàu di chuyển trong quỹ đạo nhanh hơn so với kế hoạch", bà nói.
Bà cho biết khi quay trở lại, hệ thống đẩy phanh đã tạo ra xung lực phanh không an toàn, khiến cho con tàu bị xoắn và hạ cánh khó khăn.
"Nhưng dù luôn có những khó khăn về kỹ thuật, chúng tôi đều đã vượt qua", bà Ilina thêm vào.
Theo bà, điều quan trọng là chuyến bay đầu tiên đã dạy cho cả đoàn (phi hành gia, hướng dẫn viên, kỹ sư) một bài học về cách phối hợp làm việc và quản lý thiết bị ngoài không gian.
Thực tế, Yuri Gagarin đã chứng minh rằng một người có thể bước vào trong một quả cầu kim loại và thay đổi quỹ đạo khám phá của con người mãi mãi. Trong vòng một thập kỷ kể từ chuyến bay đầu tiên của ông, nhiều phi hành gia trong chương trình Apollo đã đặt chân lên Mặt Trăng.
Đây là một thành tựu của người Mỹ sinh ra từ cuộc Chiến tranh lạnh do những thành công của Liên Xô đã châm ngòi cho cuộc chạy đua không gian.
Trong khi những căng thẳng về địa chính trị giữa các quốc gia có thể mạnh về du hành vũ trụ vẫn còn tồn tại, những chuyến du hành của nhân loại đã phát triển thành một sự hợp tác nỗ lực.
Các phi hành gia đến từ 18 quốc gia khác nhau và những hợp tác quốc tế mới như chương trình Artemis do NASA dẫn dắt với mục đích đưa con người quay lại Mặt Trăng.
Sự ra đời của phi hành đoàn thương mại cũng định hình lại các chuyến phi hành của con người, báo trước một kỷ nguyên mới về du lịch vũ trụ sắp xảy ra trong tương lai gần.