Đây đều là những tên tuổi nổi tiếng mà chúng ta đã từng tiếp xúc ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường bởi họ là cha đẻ của những công thức toán học cực kỳ quen thuộc.
1. Leonhard Euler (Thụy Sĩ, năm sinh/năm mất: 1704-1783).
2. Carl Friedrich Gauss (Đức, năm sinh/năm mất: 1777-1855).
3. Euclid (Hy Lạp, sống vào thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên).
4. Isaac Newton (Anh, năm sinh/năm mất: 1643-1727).
5. Wilhelm Leibniz (Đức, năm sinh/năm mất: 1646-1716).
6. Archimedes (Hy Lạp, năm sinh/năm mất: khoảng năm 287-212 trước Công Nguyên).
7. Jules Henri Poincare (Pháp, năm sinh/năm mất: 1854-1912).
8. Rene Descartes (Pháp, năm sinh/năm mất: 1596-1650).
9. Georg Friedrich Bernhard Riemann (Đức, năm sinh/năm mất: 1826-1866).
10. Muhammad ibn Musa al-Khwarizmi (Iraq, năm sinh/năm mất: khoảng năm 780-khoảng năm 850).
11. Pythagoras (570-495 trước Công nguyên): Pythagoras, nhà toán học, triết học, khoa học người Hy Lạp nổi danh trong thời cổ đại. Tên ông và những định lý toán học cơ bản luôn có trong sách giáo khoa. Với định lý nổi tiếng mang tên ông "Trong tam giác vuông, bình phương cạnh huyền bao giờ cũng bằng tổng bình phương hai cạnh còn lại" được coi là tiền đề cơ bản trong hình học và giúp ông nổi danh khắp thế giới.
12. Hypatia (360-415): Hypatia là nhà toán học nữ đầu tiên trên thế giới, đồng thời còn là nhà thiên văn học, triết học, vật lý học. Di sản khoa học có giá trị nhất của bà là phiên bản chỉnh sửa Euclid's The Elements, văn bản toán học Hy Lạp quan trọng nhất và là một trong những phiên bản tiêu chuẩn trong nhiều thế kỷ.
13. Georg Cantor (1845-1918): Trong tất cả các nhà toán học vĩ đại, Cantor là khuôn mẫu chính cho nhận định một thiên tài về toán học và bệnh tâm thần không thể tách rời nhau. Là một nhà toán học lừng danh, là cha đẻ của lý thuyết tập hợp – nền tảng của môn học này.
14. Paul Erdős (1913-1996): Erdős là nhà toán học người Hungary, ông theo đuổi vấn đề trong toán học tổ hợp, lý thuyết đồ thị, lý thuyết số, giải tích toán học, lý thuyết xấp xỉ, lý thuyết tập hợp và lý thuyết xác suất. Ông được coi là một trong những nhà toán học xuất sắc nhất thế kỷ 20, ngoài toán học ông cũng nối tiếng vì tính cách lập dị.
15. Girolamo Cardano (1501 -1576): Girolamo Cardano là một nhà toán học, thầy thuốc, nhà chiêm tinh học người Ý thời Phục Hưng. Ông theo học ngành y nhưng do tính cách hơi gàn dở và lối sống lập dị khiến cho ông rất khó tìm được việc. Nhưng do yêu thích ông vẫn quyết chí theo nghề và trở thành người đầu tiên đưa ra các giải thích về sốt thương hàn.
16. Blaise Pascal (1623 – 1662): Blaise Pascal là nhà toán học tài năng, nhà vật lý, phát minh và triết gia Cơ Đốc người Pháp. Ông là người đầu tiên nghiên cứu và phát minh ra máy tính cơ học và được gọi là máy tính Pascal. Năm 1653, ông viết Traité du triangle arithmétique (Chuyên luận về Tam giác Số học) miêu tả một biểu mẫu gọi là Tam giác Pascal. Tuy qua đời ở tuổi 39 vì thể chất yếu nhưng ông đã để lại nhiều di sản và đóng góp cho nền Toán học thế giới.
17. Fibonacci (1170 – 1250): Fibonacci là một nhà toán học tài ba người Ý. Tuy ông không phải là người phát minh nhưng đã có công lan truyền hệ ký số Hindu – Ả Rập phổ biến khắp châu Âu. Dãy số hiện đại mang tên ông, số Fibonacci vẫn được sử dụng phổ biến cho đến ngày nay.
18. Thales (624 – 546 TCN): Thales là nhà toán học và là một trong bảy nhà triết học nổi tiếng của đất nước Hy Lạp. Ông đã có công rất lớn trong lĩnh vực toán học khi đã phát minh ra một định lý toán học và được đặt tên của chính mình, đó là định luật Thales.
19. Alan Turing (1912 – 1954): Alan Turing là nhà toán học, nhà mật mã học, logic học người Anh. Ông được mệnh danh là cha đẻ của ngành khoa học máy tính. Phép thử Turing là một trong số thành tựu mà ông đã để lại cho nhân loại.