6 bí ẩn khoa học mà dù có vắt óc ra trong năm 2018 vẫn khó lòng có câu trả lời thỏa đáng

Đây được cho là 6 câu hỏi lớn mà các nhà khoa học vẫn đang cố đi tìm câu trả lời. Dẫu vậy ta cũng nên hi vọng trong thời gian tới, bí ẩn sẽ được giải mã.

Con người đã có những tiến bộ khoa học và công nghệ đáng ngạc nhiên trong suốt thế kỷ qua. Khoa học giúp phần nào trả lời câu hỏi cơ bản - ta là ai, thế giới ta đang sống có gì?

Nhưng vẫn còn nhiều lắm bí ẩn tồn tại mà vẫn chưa có lời giải đáp. Các chuyên gia cho rằng, dù nỗ lực nhưng có lẽ trong năm 2018 chúng ta vẫn chưa thể giải đáp được 6 câu hỏi lớn này.

1. Tại sao chúng ta cần ngủ?

Con người dành khoảng 1/3 cuộc đời để ngủ. Nếu không ngủ, hệ thần kinh rất dễ bị rối loạn và kết quả là ta sẽ chết.


Giấc ngủ giúp cơ thể phục hồi sau một ngày hoạt động.

Rõ ràng, giấc ngủ đóng vai trò quan trọng, nó giúp ta duy trì khả năng nhận thức, giao tiếp, trí nhớ, tư duy sáng tạo và sự linh hoạt. Nhưng có lẽ đây là hành vi ít được hiểu nhất trong số các hành vi của chúng ta.

Đã có rất nhiều giả thuyết được đặt ra, nhưng đối với phần lớn thì nhu cầu ngủ của ta vẫn là một bí ẩn chưa có lời giải thích thỏa đáng.

Theo các nhà khoa học, giấc ngủ giúp cơ thể phục hồi sau một ngày hoạt động. Họ nhận thấy trong khi ngủ, một số gene sẽ được kích hoạt để thực hiện nhiệm vụ này.

Giả thuyết tiếp theo cho rằng ngủ là quá trình cần thiết để học hỏi. Bộ não chúng ta có cơ chế giúp tự loại bỏ những thông tin không cần thiết trong suốt giấc ngủ.

Ngoài ra, để củng cố thông tin mới và liên kết với những thông tin sẵn có, bộ não phải giảm hiệu suất hoạt động bằng cách đi vào giấc ngủ. Ấy thế nhưng vẫn có khá nhiều trường hợp ghi nhận nhiều người không ngủ, hoặc ngủ rất ít vẫn sống một cách khỏe mạnh.

Mặc dù chưa có lời giải thích nào đủ chắc chắn và làm hài lòng tất cả, nhưng không thể phủ nhận giấc ngủ giúp não bộ được nghỉ ngơi sau 1 ngày làm việc vất vả.

2. Vật chất tối là gì và tại sao chúng ta không thể nhìn thấy nó?

Chúng ta không thể biết vật chất tối trông như thế nào khi không thể nhìn thấy nó. Nhưng số lượng chúng không phải là nhỏ bé, khi nó chiếm tới hơn 26% vật chất được biết đến trong vũ trụ.

Kể từ khi nhà thiên văn học người Hà Lan - Jacobus Kapteyn đưa ra giả thuyết về sự tồn tại của loại vật chất này vào năm 1922, ta mới bắt đầu biết đến bởi cách nó tương tác với vật chất có thể quan sát được.


Vật chất tối không hấp thụ, phản xạ hay phát ra ánh sáng.

Nhưng vật chất tối vẫn còn nhiều bí ẩn đối với chúng ta. Hầu hết vật chất mà ta có thể nhìn thấy được tạo thành từ neutron, proton và electron, nhưng vật chất tối thì không như vậy. Nó được tạo thành từ các loại hạt khác nhau chưa được phân loại rõ ràng; nó tương tác với ánh sáng và vật chất bình thường theo cách hoàn toàn khác.

Dưới ảnh hưởng lực hấp dẫn của nó khiến ánh sáng bị bẻ cong khi đi qua gần đó - hiện tượng mà nhờ đó các nhà khoa học mới biết đến sự tồn tại của vật chất tối. Gần đây, nhờ vào máy gia tốc hạt lớn của Tổ chức nghiên cứu hạt nhân Châu Âu (CERN) mà các nhà khoa học đang nỗ lực để tìm ra loại vật chất vô hình này.

Bằng cách gia tốc các hạt cơ bản và sau đó tìm hiểu về động năng có dính dáng đến chuyển động của chúng khi chúng va vào nhau ở tốc độ cao (gần bằng vận tốc ánh sáng) trong cỗ máy này.

Ngoài ra, các nghiên cứu mới nhất cho thấy máy dò sóng hấp dẫn có thể giúp chúng ta nhìn thấy được vật chất tối lần đầu tiên. Nhưng sự thật là chúng ta vẫn còn rất mù mờ về vật chất tối - một trong những thực thể dồi dào nhất trong vũ trụ của chúng ta.

3. Vũ trụ được tạo ra như thế nào?

Vũ trụ bao gồm các hành tinh, sao, thiên hà, những hạt hạ nguyên tử nhỏ nhất và mọi vật chất và năng lượng... Vũ trụ quan sát được có đường kính vào khoảng 91 tỷ năm ánh sáng ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, kích thước thực tế của nó chưa thể đo đếm được và có thể là vô hạn.


Vũ trụ bao gồm các hành tinh, sao, thiên hà, những hạt hạ nguyên tử nhỏ nhất và mọi vật chất và năng lượng...

Chúng ta đang tiến gần đến việc tái tạo lại những thời khắc sơ khai nhất của vũ trụ (trong sự hình thành của vũ trụ), nhưng nguồn gốc thực sự của nó vẫn là điều bí ẩn. Bất cứ lý thuyết hay mô hình về sự hình thành vũ trụ nếu có cũng đơn thuần là sự suy đoán cho đến thời điểm này. Có lẽ lý thuyết nổi tiếng nhất về sự khởi đầu của vũ trụ là thuyết Big Bang, trong đó vũ trụ được mở rộng từ một điểm đặc biệt cực nóng và đặc, cách đây khoảng 13,8 tỷ năm về trước.

Nhưng mọi người đang hiểu lầm ở đây là vũ trụ sinh ra từ hư không bởi vụ nổ Big Bang. Sự thật là Big Bang đang xảy ra đồng thời và khắp nơi trong vũ trụ. Đó không phải là một vụ nổ ngoài không gian mà là sự giãn nở của không gian. Tuy nhiên, nguyên nhân chính xác của nó vẫn chưa được làm rõ.

Để hiểu rõ về việc tạo ra vũ trụ, chúng ta cần phải có một sự hiểu biết toàn diện về các quy luật vật lý chi phối vật chất và phản vật chất. Một khi chúng ta đã hiểu rõ bản chất của phản vật chất và cách nó tương tác với vật chất, chúng ta sẽ chưa thể có câu trả lời cuối cùng về nguồn gốc của vũ trụ, nhưng sẽ tiến gần hơn tới việc hiểu nó sinh ra như thế nào.

4. Hành tinh thứ 9 nằm ở đâu?

Hành tinh thứ 9 được cho tồn tại ở rìa ngoài của Hệ Mặt trời. Nó là nguyên nhân gây nên một cụm vật thể bí ẩn nằm ngoài Vành đai Kuiper và khiến chúng di chuyển bất thường trên quỹ đạo quanh Mặt Trời.


Theo tính toán ban đầu, hành tinh thứ 9 nặng gấp 10 lần Trái đất.

Hãy tưởng tượng Hệ Mặt trời như một cái đĩa khổng lồ. Quỹ đạo của những vật thể kỳ lạ này dường như làm cong cái đĩa này lên trên ở cạnh bên. Như vậy, hành tinh thứ 9 cần phải đủ lớn để gây ra ảnh hưởng như vậy.

Theo tính toán ban đầu, hành tinh thứ 9 nặng gấp 10 lần Trái đất. Mặc dù có trọng lực biểu kiến, các nhà khoa học vẫn chưa thể chứng minh sự tồn tại của nó. Một phần, đó là vì chúng ta chỉ mới bắt đầu tìm kiếm nó vào năm 2014.

Tuy nhiên, đó không phải là lý do duy nhất mà hành tinh này vẫn chưa được khám phá.

Theo các nhà khoa học, hành tinh thứ 9 quả thật khá mờ, nên dù có những kính thiên văn tốt nhất xung quanh thì cũng khó mà phát hiện ra nó.

Ngoài ra, các thiết bị này không đủ nhạy để dùng công nghệ phân tích hồng ngoại. Điều đó buộc các nhà thiên văn học phải tìm kiếm về ánh sáng phản chiếu lại từ hành tinh này. Đây là một nhiệm vụ thậm chí còn đầy thách thức hơn.

Tuy nhiên, với những tiến bộ trong công nghệ, kính viễn vọng có độ nhạy hơn có thể ghi nhận tia ánh sáng phản chiếu lại từ đó, chỉ cần một lần và mãi mãi có thể xác nhận sự tồn tại của hành tinh thứ 9 này.

5. Hiện tượng ASMR


ASMR có thể được kích hoạt từ một phần đặc thù của não bộ.

Bạn có thể đã từng bắt gặp hiện tượng này trên Youtube: hàng nghìn video được kể bằng giọng nói thì thầm, đi kèm với âm thanh mềm mại như xoa tay vào một miếng vải hoặc tiếng kêu rò rò của máy cắt tóc. Với một microphone chuyên dụng - tất cả tạo cho bạn cảm giác như đang ở đó vậy.

Kết qủa của sự trải nghiệm này là cảm giác râm ran khó tả quanh đầu và gáy, liên quan tới 90% dân số. Đối với một số người, âm thanh tạo cảm giác massage da đầu.

Nhưng tại sao điều đó xảy ra, và tại sao nó không hiệu quả đối với tất cả mọi người vẫn còn là một bí ẩn. Hiện chưa có nghiên cứu khoa học cụ thể nào về hiện tượng này.

Tuy nhiên, ASMR có thể được kích hoạt từ một phần đặc thù của não bộ. Ngoài ra, có rất nhiều người không hề liên quan với nhau đã mô tả cảm giác ASMR rất giống nhau, điều đó chứng tỏ hiện tượng ASMR là thực tế mà không phải là sự tưởng tượng hay ảo giác.

6. Sự sống ngoài hành tinh đang ở đâu?


Các nhà nghiên cứu cho rằng, nếu sự sống ngoài Trái đất tồn tại trong Hệ Mặt trời của chúng ta.

Vũ trụ chúng ta đã tồn tại hàng tỷ năm. Sẽ thật khó hiểu nếu chúng ta không tìm thấy những dấu hiệu của dạng sống thông minh khác nếu xét về niên đại và quy mô của vũ trụ. Bởi theo xác suất, chúng ta đã có thể tìm thấy người ngoài Trái đất ngay bây giờ, vậy họ đang ở đâu?

Các nhà nghiên cứu cho rằng, nếu sự sống ngoài Trái đất tồn tại trong Hệ Mặt trời của chúng ta, nó có khả năng là vi khuẩn, thay vì dạng sống ngoài hành tinh thông minh.

Những sinh vật ngoài hành tinh này được cho là có mặt trên các hành tinh nhỏ bé, lạnh lẽo, chẳng hạn như các vệ tinh của sao Thổ hoặc sao Mộc.

Nhưng ngay cả khi chúng ta đã tìm thấy cuộc sống ngoài hành tinh, ta có thể nhận ra nó không? Hơn nữa, các nhà khoa học vẫn chưa thể phân biệt hoàn toàn các thông điệp lạ lùng từ các tiếng ồn khác ngoài không gian.

Ngoài ra, không loại trừ trường hợp dạng sống ngoài hành tinh không muốn chúng ta tìm thấy họ. Vì vậy, vẫn chưa có bất cứ phản hồi nào cho chúng ta biết là họ đang có mặt trong vũ trụ.

Cập nhật: 11/01/2018 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video