6 món hàng quái đản nhất lịch sử từng được "ship" vào thời bưu điện còn thịnh hành

Ngày nay, gửi đi một lá thư là điều quá dễ dàng với sự xuất hiện của internet và email. Bưu kiện? Đã có các công ti chuyển phát lo, và bạn có thể gửi đi khắp thế giới với những mức giá hoàn toàn tương xứng.

Nhưng đó là chuyện của ngày nay. Trong quá khứ, bưu điện là nơi duy nhất mọi người có thể tin tưởng để chuyển thư từ sao cho rẻ và an toàn nhất. Vấn đề nằm ở chỗ những thứ được người xưa đem gửi không chỉ có thư, mà đôi khi là những món hàng hết sức quái đản, chẳng ai nghĩ là có thể gửi được cả.

1. Anh bưu tá "ship" đứa trẻ đi thăm ông bà

Một trong những bưu phẩm quái dị nhất phải kể đến vào năm 1914. Món hàng ấy mang tên Mary Pierstoff, khi đó còn là một bé gái 4 tuổi.

Bố mẹ cô bé này đã biến cô trở thành một bưu phẩm, gửi chính con mình đi thăm bà ngoại từ thành phố Grangeville đến Lewiston của bang Idaho. Lý do được cho biết là giá gửi qua đường bưu điện thì rẻ hơn việc phải mua vé tàu.

Sở dĩ có trường hợp tréo ngoe này là vì Mary khi đó chỉ nặng 48,5 pound (dưới 22kg), trong khi trọng lượng tối đa của một kiện hàng là dưới 50 pound (khoảng 22,6kg). Cộng thêm việc khi ấy chưa có bất kỳ quy định nào liên quan đến gửi người, nên bưu điện cũng chẳng còn lựa chọn nào khác là phải mang cô bé đến nơi cần đến.

2. Gói bưu phẩm trị giá 1 triệu USD

Viên kim cương Hy vọng (Hope diamond) là một trong những món trang sức nổi tiếng quý giá nhất lịch sử, với trị giá ước tính khoảng 1 triệu USD (23 tỉ VNĐ). Nhưng ít ai biết rằng người chủ sở hữu của nó xưa kia đã từng chủ quan đến mức gửi đi cả một gia tài qua đường bưu điện, chẳng khác gì mớ rau con cá.

Chuyện xảy ra khi Harry Winston - nhà môi giới đá quý và là chủ sở hữu của viên kim cương nặng 45,52 carat này qua đời. Trước khi lâm chung, ông quyết định gói viên kim cương vào một chiếc hộp nâu đơn giản, gửi tặng cho Bảo tàng Lịch sử quốc gia thông qua đường bưu điện.

Chẳng ai rõ sự tin tưởng của ông đến từ đâu, chỉ biết rằng chi phí gửi chiếc hộp triệu đô này chỉ mất khoảng $2,44, cộng thêm $142,85 tiền bảo hiểm nếu mất. May mắn là những bưu tá chịu trách nhiệm vận chuyển đã tự mình làm mọi thứ từ A đến Z, đảm bảo bưu kiện được trao cho Leonard - thư ký của Viện Smithsonian lúc bấy giờ.

3. Người ta đã từng nhét động vật và xác cá chết vào hòm thư bưu điện

Trong danh sách những thứ kỳ lạ nhất được gửi qua đường bưu điện, không thể thiếu được động vật - cả sống lẫn chết. Rất nhiều lần, các bưu tá tại Mỹ phải chuyển cả xác cá thối mà không thể chối từ, vì chúng được dán tem đàng hoàng.

Một trường hợp thú vị liên quan đến gửi động vật xảy ra vào tháng 12/1954. Khi ấy, một người đàn ông tại Fostoria (bang Ohio) đã gửi một bức thư đến bưu điện Orlando (Florida), kèm bưu phẩm là một con tắc kè.

Trong thư, người này cho biết con tắc kè cần đến nơi ở mới, bởi Fostoria quá lạnh để nó sinh sống. Người này đề đạt mong muốn bưu điện sẽ thả con tắc kè về với tự nhiên, và tìm cách báo lại cho anh biết con vật đã được an toàn hay chưa.

Cái kết có hậu: bưu điện Orlando đã làm đúng như thế, đồng thời gửi lại cho anh một tấm thiệp mừng nhân ngày Giáng sinh.

4. Mảnh vỡ triệu đô của tàu Titanic

Năm 1912, thế giới chứng kiến thảm họa kinh khủng nhất lịch sử hàng hải mang tên Titanic. Con tàu xuất phát từ cảng Liverpool (Anh Quốc), hướng lên phía bắc Đại Tây Dương thì bị đắm, cướp đi sinh mạng của hơn 1.500 người.

Nhưng xung quanh vụ đắm tàu thảm họa cũng có nhiều chuyện thú vị. Chẳng hạn như việc có đến 90 tấn mảnh vỡ của tàu Titanic đã dạt vào các bãi biển ở Ý, rồi được gửi đến Mỹ thông qua... đường bưu điện.

Dành cho những ai chưa biết, các mảnh vỡ này được ước tính có giá khoảng 1 - 3 triệu USD.

5. "Ship" cả bệnh tật qua bưu điện

Chuyện xảy ra vào cuối thế kỷ 19 và được ghi nhận bởi tờ New York Times. Theo đó thì vào thời đại này, các bác sĩ đã tận dụng bưu điện để vận chuyển các mẫu bệnh - từ dịch hạch, đậu mùa cho đến xác chim, chuột chết... để phục vụ việc nghiên cứu.

Dĩ nhiên, đây là phương pháp hết sức nguy hiểm, có khả năng khiến dịch lan truyền một cách không kiểm soát. Bởi vậy mà sau đó các nhà lập pháp đã phải ra quy định cấm vận chuyển các mặt hàng như vậy một cách bất cẩn.

6. Hệ thống truyền thư bằng khí nén và... kiện hàng mèo

Ở hiện tại, cụm từ "hệ thống khí nén" - pneumatic system có thể lạ lẫm với chúng ta. Nhưng đầu thập niên 1800, đây là hệ thống được lắp đặt khắp các tòa nhà tại thành phố New York, để truyền thư lên các tầng với tốc độ nhanh nhất. Các ống này thường được đặt dưới tầng hầm, và người vận hành chúng thường được gọi là "rocketeer" - những người phóng tên lửa.

Dĩ nhiên, các ống khí nén đã hoạt động tốt, cải thiện tốc độ truyền thư của thành phố khi ấy. Nhưng một ngày đẹp trời của năm 1897, có một anh rocketeer nảy ra ý định muốn kiểm tra tốc độ của hệ thống này đối với sinh vật sống, bằng cách chuyển thử... một con mèo.

May mắn là pha chơi dại này đã không có hệ quả nào đáng tiếc xảy ra. Chú mèo vẫn sống, và qua đó chứng minh bạn hoàn toàn có thể gửi động vật sống qua hệ thống, miễn là nó chui vừa.

Cập nhật: 21/12/2019 Theo helino
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video