72 phép biến hóa thần thông của Tôn Ngộ không - con người đã làm được những gì?

Tôn Ngộ Không có tới 72 phép thần thông biến hóa, nhưng con người mới chỉ thực hiện được một số ít mà thôi.

Tôn Ngộ Không là một nhân vật hư cấu trong tác phẩm kinh điển Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân. Chúng ta biết rằng, Tôn Ngộ Không học được 72 phép biến hóa vô cùng lợi hại, là thứ giúp cho "con khỉ" tai quái nhất quả đất đại náo được cả thiên cung.
Tuy nhiên, bạn có bao giờ tự hỏi rằng với sự phát triển của khoa học hiện nay, loài người đã có thể thực hiện được bao nhiêu điều trong 72 phép thần thông đó?

1. Bố vụ

Bố vụ là thuật hô mây. Thuật pháp này cho phép "thánh khỉ" gọi mây tùy thích, tại bất kỳ nơi nào trên Trái đất này.

Và con người làm được gì? Thực ra, chúng ta cũng có thể dễ dàng hô mây... vào mùa đông, khi không khí trong cơ thể tiếp xúc với khí lạnh bên ngoài ngưng đọng thành sương.

Nhưng bạn cũng có thể gọi mây ngay cả trong mùa hè, bằng cách áp dụng một mẹo nhỏ sau đây.

Đầu tiên, bạn hãy tặc lưỡi (bật lưỡi), bằng cách đặt lưỡi lên phía trên vòm miệng trong vòng 30 giây (lưu ý giữ không khí ở bên trong miệng trong quá trình này). Tiếp theo, bịt kín miệng rồi thổi thật mạnh, sau đó chậm rãi thở ra và tận hưởng cảm giác "bố vụ" như Tề Thiên.

Mẹo nhỏ này thực chất là sự kết hợp của những định luật vật lý. Việc tặc lưỡi đã tạo thành một luồng không khí ấm và ẩm trong khoang miệng.

Hành động thổi ra đã làm tăng áp suất, khiến nhiệt độ luồng khí này tăng cao hơn nữa, vượt quá nhiệt độ của môi trường. Và khi thổi ra, luồng khí sẽ bị hạ nhiệt độ và tạo thành mây.

Hiện tượng này cũng giống như nguyên lý tạo mây trong chai.

2. Nhập Thủy

Nhờ có thuật pháp này mà Tôn Ngộ Không có thể dễ dàng đi xuống biển sâu. Tuy nhiên nếu phải chiến đấu dưới nước, Tôn Ngộ Không chưa thể so bì được với Sa Tăng.


Tôn Ngộ Không dễ dàng di chuyển dưới nước

Còn con người ngày nay làm thế nào để thám hiểm các vùng biển sâu? Câu trả lời đã quá rõ ràng: là tàu ngầm - submarine.

Chiếc tàu ngầm thành công đầu tiên trong lịch sử loài người xuất hiện từ năm 1620, bởi một kiến trúc sư người Hà Lan. Tuy nhiên, kết cấu của chiếc tàu ngầm đó không cho phép nó lặn sâu và di chuyển quãng đường quá dài.

Phải đến thập niên 1720, khi các nhà khoa học nhận ra tiềm năng quân sự to lớn của phương tiện này thì công nghệ sản xuất tàu ngầm mới có những bước chuyển biến rõ rệt.

Những chiếc tàu ngầm hiện đại nhất ngày nay sử dụng động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân và có thể lặn đến độ sâu tối đa là 6.500m.

3. Ngự Phong

Ngự phong có nghĩa là kiểm soát gió: Thuật pháp này giúp cho Tôn Ngộ Không có thể di chuyển bằng cách cưỡi gió cưỡi mây.

Nếu như kết hợp cùng cân đẩu vân thì trong nháy mắt, Tôn Ngộ Không có thể di chuyển tới 10 vạn 8 nghìn dặm - tương đương hơn 170.000km.

Công nghệ của con người hiện nay tất nhiên vẫn chưa thể bá đạo được như cân đẩu vân, nhưng cũng có thể giúp chúng ta bay lượn dễ dàng nhờ vào các công cụ hỗ trợ: tàu lượn, dù lượn, máy bay.

Trong đó, những chiếc máy bay quân sự luôn là loại có tốc độ nhanh nhất. Dù chưa thể so với cân đẩu vân, máy bay X43A Scramjet của NASA cũng có tốc độ lên tới 12.000km/h - tức chỉ là chỉ mất vỏn vẹn 3 tiếng để bay hết một vòng quanh Trái đất.

4. Thần Hành

Tề Thiên có thể tạm "xuất hồn", rời khỏi thể xác và tự do di chuyển.

Và con người ngày nay cũng làm được trò này - bằng một thí nghiệm về "trải nghiệm ngoài cơ thể" - Out of body Experience (OBE).

Trải nghiệm bên ngoài cơ thể được thử nghiệm bằng cách đặt các xung điện kích thích đến "hồi nếp cong" (the angular gyrus) - một phần của vùng tiếp giáp giữa thùy đỉnh và thùy thái dương, và từ đó tạo ra OBE - hiện tượng "hồn lìa khỏi xác".

5. Phân thân

Mỗi lần cần đến sự trợ giúp của các bản sao, Tôn Ngộ Không chỉ cần bứt một ít lông trên người rồi thổi ra một cái là rất nhiều "Tôn Ngộ Không" khác lập tức xuất hiện.

Công nghệ con người hiện nay tất nhiên vẫn chưa thể "ảo diệu" được như thế. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể phân thân nhờ vào công nghệ nhân bản vô tính - phương pháp tạo ra các cá thể mới chỉ nhờ một tế bào nguyên gốc.

6. Thức địa

Đây là kỹ năng cho phép Tề Thiên tự nhận biết được địa điểm ở bất kỳ đâu, giống như có mang theo bản đồ vậy.

Nhưng với công nghệ ngày nay, công phu này trở nên... hết sức tầm thường. Xã hội hiện đại, ai ai cũng sử dụng smartphone, và tất cả đều được tích hợp công nghệ GPS - hệ thống định vị toàn cầu.

GPS là một mạng lưới bao gồm 27 vệ tinh quay xung quanh trái đất. Trong số 27 vệ tinh này, 24 vệ tinh đang hoạt động, 3 vệ tinh còn lại đóng vai trò dự phòng trong trường hợp 1 trong số 24 vệ tinh chính bị hư hỏng.

Cũng nhờ vậy, các hang cùng ngõ hẻm trên Trái đất này đều có thể được xác định một cách dễ dàng (miễn là có kết nối Internet).

Cập nhật: 09/02/2016 Theo Trí thức trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video