8 sinh vật kỳ quặc tưởng chừng như chúng không thuộc về hành tinh này

Các loài sinh vật này không chỉ có ngoại hình kỳ lạ mà tập quán của chúng cũng rất khác.

Mẹ Thiên nhiên có lẽ vẫn còn ẩn giấu rất nhiều những bí mật. Bởi thế mà không ít người "ngã ngửa" khi nhìn thấy những loài sinh vật dưới đây. Đó đều là những sinh vật kỳ quặc tưởng chừng như không thuộc về hành tinh này.

1. Kỳ giông Mexico

Không phải đến từ ngoài hành tinh đâu, sinh vật độc đáo với vẻ mặt cực dễ thương này là kỳ giông Axolotl (hay kỳ giông Mexico). Một trong những khả năng cực đặc biệt ở Axolotl chính là có thể tái tạo lại bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể như tay, chân, trái tim, tủy sống và thậm chí cả bộ não.

Tuy nhiên, Axolotl lại đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi sự ô nhiễm nguồn nước do quá trình đô thị hóa của con người.

2. Rệp sáp

Chắc chắn bạn khó lòng có thể nhận ra đây là loài rệp sáp. Bộ rệp này có tới 3.000 loài và phân bổ khắp nơi trên thế giới.

Chúng sinh sống gây hại ở chùm quả, mặt dưới lá và ngay cả ở dưới rễ. Rệp sẽ chích hút nhựa làm chùm quả héo, rụng non và tạo điều kiện cho nấm phát triển làm đen vỏ quả, mặt lá, ảnh hưởng đến quang hợp.

3. Hải quỳ biển

Trông vẻ ngoài bắt mắt vậy thôi chứ loài hải quỳ biển này thường chọn các loài cá, động vật không xương sống nhỏ để bắn chất tê liệt rồi "thịt" con mồi.

4. Nấm Polypore

Thoạt nhìn, nhiều người ngỡ tưởng vật thể lạ kia là 1 tảng đá bình thường nhưng không, chúng thực chất là sinh vật nấm Polypore đấy.

Polypore là một loại nấm mọc trên cả cây và trên đất - phát triển nhanh và không kén môi trường sống.

5. Sao biển giòn (ophiuroid)

Còn có tên gọi khác là sao biển đuôi rắn, loài sinh vật này sở hữu bộ phận kỳ lạ giống như 5 chiếc đuôi rắn phối hợp di chuyển hết sức nhịp nhàng.

Cơ thể chúng đối xứng qua tâm, nghĩa là cơ thể được chia thành các nửa xứng nhau bằng những đường thẳng đi qua các cánh tay và trục trung tâm. Mặc dù bị "chia thân" nhưng sao biển giòn vẫn có thể di chuyển 1 cách tài tình.

6. "Cá chú lùn"

Loài cá được nhiều nhà nghiên cứu liên tưởng đến những chú lùn trong các bộ phim giả tưởng này có tên gọi là Lycodes reticulatus - thường sinh sống ở vùng nước sâu từ 67 - 600m ở Bắc Đại Tây Dương.

7. Dưa chuột biển (hải sâm)

Với ngoại hình đặc biệt, nhiều người hẳn sẽ liên tưởng tới sinh vật gớm ghiếc ngoài hành tinh. Nhưng đây đích thị là 1 trong 1.150 loài dưa chuột biển (hải sâm) tồn tại trên Trái đất này.

Hầu hết các loài hải sâm chỉ nhỏ cỡ 1 bàn tay nhưng riêng hải sâm của Thái Bình Dương có thể phát triển tới chiều dài 2m nhưng khi bị chạm vào, chúng co người lại chỉ còn rất nhỏ.

8. Mực ống "yêu tinh"

Loài mực ống "yêu tinh" này có tên khoa học là Promachoteuthis sulcus, cư ngụ ở độ sâu 2.000m ở phía Nam Đại Tây Dương.

Chúng được mô tả là loài động vật thân mềm với bộ hàm tròn giống con người cùng đôi môi gấp quanh. Những chiếc xúc tu bao quanh phần miệng như một lời cảnh cáo đến với bất cứ ai có ý định tấn công chúng.

Cập nhật: 13/02/2018 Theo helino
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video