Áo giáp che ngực 1.100 năm tuổi để xua đuổi ma quỷ

Các nhà nghiên cứu tuyên bố, một dòng chữ trên tấm giáp ngực 1.100 năm tuổi được tìm thấy trong một pháo đài đổ nát ở Bulgaria có thể chứa một trong những bằng chứng sớm nhất được biết đến về văn bản Cyrillic.

Ivailo Kanev, nhà khảo cổ học của Bảo tàng Quốc gia Bulgaria, người đứng đầu nhóm khai quật pháo đài, nằm ở biên giới giữa Hy Lạp và Bulgaria, cho biết: "Chữ viết được viết trên một tấm chì đeo trên ngực để bảo vệ người đeo khỏi rắc rối và ngừa ma quỷ".


Một dòng chữ 1.100 năm tuổi được tìm thấy trên một tấm giáp che ngực được khai quật trong tàn tích của một pháo đài Bulgaria có thể là một trong những văn bản Cyrillic lâu đời nhất từng được tìm thấy.

Kanev cho biết dòng chữ đề cập đến hai người tên là Pavel và Dimitar.

Kanev nói: “Không biết những người cầu xin Pavel và Dimitar là ai, nhưng rất có thể Dimitar đã tham gia đồn trú, định cư trong pháo đài và là họ hàng của Pavel”.

Kanev cho biết dòng chữ có từ thời Sa hoàng Simeon I (còn được gọi là Simeon Đại đế), người trị vì Đế chế Bulgaria trong khoảng thời gian từ 893 đến 927. Trong thời gian này, sa hoàng đã mở rộng đế chế, phát động các chiến dịch quân sự chống lại Đế chế Byzantine .

Một trong những văn bản Cyrillic lâu đời nhất?

Hệ thống chữ viết Cyrillic, được sử dụng trong tiếng Nga và các ngôn ngữ khác trên khắp Âu Á, đã được phát triển trong thời Trung cổ.

Dựa trên cách các chữ cái được viết và vị trí của dòng chữ trong pháo đài, Kanev cho rằng, dòng chữ này có thể đã được đưa vào pháo đài trong khoảng thời gian từ năm 916 đến 927 và được một đơn vị đồn trú của quân đội Bulgaria mang đến.

Kanev cho biết, trước khám phá này, các văn bản Cyrillic sớm nhất còn sót lại có niên đại từ năm 921. Do đó, dòng chữ mới được phát hiện là một trong những văn bản Cyrillic lâu đời nhất từng được tìm thấy.

Kanev cho biết ông đang có kế hoạch xuất bản một mô tả chi tiết về dòng chữ và pháo đài trong tương lai.

Một nhà nghiên cứu không tham gia vào cuộc khai quật nói rằng đây là một phát hiện quan trọng, rất đáng quan tâm nhưng cần thận trọng.

Yavor Miltenov, một nhà nghiên cứu của Viện Ngôn ngữ Bungari thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Bungari, cho biết: "Chúng tôi sẽ cần phải xem ấn bản đầy đủ của dòng chữ và bối cảnh mà nó được tìm thấy trước khi chúng tôi có thể chắc chắn về niên đại của nó".

Cập nhật: 23/05/2023 Tiền Phong
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video